+Aa-
    Zalo

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    (ĐS&PL) - Trong bài phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.

    Theo báo Nhân dân, sáng 6/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

    Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV và là lần thứ tư kể từ khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.

    chu tich quoc hoi khang dinh vai tro quan trong cua hoat dong chat van
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
    Ảnh: Tiền phong

    Trong bài phát biểu, Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc tái giám sát, chú trọng giám sát những vấn đề sau giám sát, theo dõi đến cùng các vấn đề đã giám sát, chất vấn nhằm giúp Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có cơ hội báo cáo với Quốc hội, cử tri và nhân dân về những việc mình đã làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đã đặt ra.

    Đồng thời, thông qua hoạt động tái giám sát, sẽ khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.

    Chủ tịch Quốc hội cho biết các đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện của các cơ quan liên quan đến 10 nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và khóa XV, với phạm vi nội dung rất rộng, liên quan đến 21 lĩnh vực, gồm những vấn đề lớn, quan trọng, phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, được nhân dân và cử tri hết sức quan tâm.

    “Mặc dù không phải lời hứa, cam kết, nhiệm vụ nào cũng có thể giải quyết nhanh chóng, có thể làm được ngay nhưng Quốc hội, cử tri và Nhân dân có quyền được biết về tình hình, tiến độ thực hiện và quan trọng nhất, những gì đã hứa trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân; những nhiệm vụ Quốc hội đã giao cần phải được hoàn thành. Đồng thời, thông qua hoạt động tái giám sát, sẽ khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

    Theo kế hoạch làm việc, phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra 2,5 ngày từ ngày 6/11 đến hết buổi sáng ngày 8/11. Từ 9h40 đến 14h40 ngày 6/11, Quốc hội bắt đầu chất vấn nhóm thành viên Chính phủ đầu tiên, phụ trách các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư; tài chính; ngân hàng.

    Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chất vấn, vừa đảm bảo tính toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm, thuận lợi cho cả đại biểu Quốc hội và người trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp nội dung chất vấn thành bốn nhóm lĩnh vực, cụ thể:

    Nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp (chất vấn trong khoảng 150 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.

    Nhóm lĩnh vực kinh tế ngành (chất vấn trong khoảng 190 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực: Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường.

    Nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp (chất vấn trong khoảng 180 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.

    Nhóm lĩnh vực văn hóa, xã hội (chất vấn trong khoảng 190 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.

    Sau khi thực hiện chất vấn theo nhóm các lĩnh vực, Thủ tướng Chính phủ sẽ báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu kết luận phiên chất vấn. Quốc hội sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về chất vấn vào cuối kỳ họp, theo báo Tiền phong.

    Tiếp nối thành công của các hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong hai năm đầu nhiệm kỳ khóa XV, tại 04 kỳ họp Quốc hội và 04 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại phiên chất vấn này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các ĐBQH phát huy tinh thần xây dựng, trách nhiệm, qua quá trình hoạt động thực tiễn, làm rõ đến cùng việc thực hiện kiến nghị về những vấn đề đã được giám sát, chất vấn.

    Trường hợp thấy cần thiết thì kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc tổ chức giám sát lại theo Khoản 6 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

    "Đối với các thành viên Chính phủ, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành, đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri và nhân dân cả nước để làm rõ thực trạng tình hình, những kết quả nổi bật đã làm được, những việc chưa làm được hoặc làm chưa tốt; chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện để tạo chuyển biến căn bản, thực chất trong từng lĩnh vực được chất vấn", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

    Trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, cùng tinh thần làm việc tập trung, quyết liệt, tâm huyết, thẳng thắn, cầu thị, sử dụng hiệu quả thời gian, tuân thủ nghiêm túc quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin tưởng phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sẽ thành công tốt đẹp, thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-tich-quoc-hoi-khang-dinh-vai-tro-quan-trong-cua-hoat-dong-chat-van-a598263.html
    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, từ ngày 06-08/11 sẽ diễn ra các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ và Trưởng ngành tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Trong phiên làm việc sáng nay, nội dung chất vấn sẽ xoay quanh vấn đề: Kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, từ ngày 06-08/11 sẽ diễn ra các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ và Trưởng ngành tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Trong phiên làm việc sáng nay, nội dung chất vấn sẽ xoay quanh vấn đề: Kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    Tại phiên thảo luận sáng 2/11, trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đã đưa ra một số kiến nghị về lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng giao thông, và đề xuất những giải pháp Nhà nước giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đặc biệt là về vốn.

    ĐBQH đề xuất lương giáo viên ở mức cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

    ĐBQH đề xuất lương giáo viên ở mức cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

    Tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế-xã hội trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, ĐBQH Hà Ánh Phượng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã đưa ra những đề xuất về việc tăng lương và phụ cấp đối với giáo viên, nhân viên trường học nhằm đảm bảo cuộc sống, giúp giáo viên yên tâm cống hiến với nghề.