+Aa-
    Zalo

    Chủ tịch Tập đoàn Y dược Bảo Long qua đời: Khép lại một cuộc đời đầy sóng gió, thăng trầm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Doanh nhân, thầy thuốc Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch tập đoàn Y dược Bảo Long vừa trút hơi thở cuối cùng sau cơn bạo bệnh.

    Nguyên mẫu của nhân vật Hải trong bộ phim truyền hình dài tập “Đường đời” – doanh nhân, thầy thuốc Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch tập đoàn Y dược Bảo Long vừa trút hơi thở cuối cùng sau cơn bạo bệnh. Một cuộc đời với những sóng gió thăng trầm “kỳ lạ” đã chính thức khép lại.

    Nợ đời trả mãi chưa xong...

    Hà Nội một buổi sáng ngày đầu tuần cách đây vài tháng, tôi nhận được dòng email của Chủ tịch tập đoàn Y dược Bảo Long Nguyễn Hữu Khai: “Chú trả hết món nợ mới rồi!” – ông nói, rồi khoe thêm vài điều về Bảo Long khi những khách hàng cũ tìm tới, những đơn hàng mới vừa được đặt...

    Đôi khi, ông gửi cho tôi những đoản văn vừa viết, vẫn đầy chất tự sự mạnh mẽ và tin yêu cuộc đời, dù ở cái tuổi 66 lẽ ra đã được nghỉ ngơi bên con cháu thì ông già sắp “cổ lai hi” ấy vẫn ngày ngày kê đơn bốc thuốc chữa bệnh cứu người và tự cứu chính mình trong đống đổ nát sự nghiệp năm nào.

    Chủ tịch tập đoàn Y dược Bảo Long - ông Nguyễn Hữu Khai. Ảnh: Thành Long

     “Món nợ mới” – tôi đoán ông Khai đang nói đến những món tiền, những chiếc phong bì của anh em, bạn bè mang đến trong ngày 10/10/2015, ngày ông – trong hình hài gầy guộc của một tù nhân mới vừa được trở về - gượng dậy để mở lại phòng chẩn trị Bảo Long Đường trên đường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội).

    Hôm đó cũng là lần đầu tiên tôi đến gặp ông. Tôi nhớ, đó là buổi chiều một ngày Hà Nội mưa gió, sếp cũ đưa cho một số điện thoại và bảo “Đến gặp ông này đi, xem ông ấy bây giờ thế nào!”.

    Ngày hôm đó trong số toàn anh em họ hàng, đồng đội, học trò, bè bạn đến chúc mừng ông thoát nạn trở về, chỉ có tôi là tìm đến ông để gợi lại chuyện cũ.

    Thế mà cũng đã hơn 3 năm...

    Lạ thật, cũng mới chỉ cách đây chục ngày, ông Khai còn gọi cho tôi để khoe chuyện cô con gái tên là Bảo Ngọc vừa đạt danh hiệu Hoa khôi đại học FPT. “Em Ngọc con nhà võ nên rất có ý thức rèn luyện thể dục để có sức khỏe và cơ thể chắc chắn, cháu ạ” – ông vừa nói vừa ho, rồi bảo “Chú có bài viết này định đưa cháu đọc thử, nhưng chú đang ốm quá, đợi mấy hôm nữa...”.

    Tôi cũng chỉ hỏi thăm qua loa vì nghĩ một con người mà cuộc đời vùi dập cho “lên bờ xuống ruộng” còn không hề hấn gì thì ốm đau với vị thầy thuốc giỏi như ông chắc không có gì đáng kể.

    Nhưng, số phận thật trớ trêu, những tưởng bao nhiêu giông gió cuộc đời từ nay đã lùi xa để ông có thể khởi nghiệp lại ở tuổi sắp “xưa nay hiếm”, thì căn bệnh ung thư gan cuối cùng đã khiến con người khốn khổ và quật cường ấy phải dừng lại mọi cố gắng.

    Công việc hàng ngày của thầy thuốc Nguyễn Hữu Khai.

    Tôi nhớ ông bảo (sau 3 năm ra tù, đã trả được hết những món nợ nhỏ mà anh em bạn bè cho vay mượn để gây dựng lại sự nghiệp): “Cuộc đời chú đầy những món nợ đời, nợ người. Nợ tiền nợ bạc trước sau cũng trả hết, còn nợ tình nợ nghĩa thì trả mãi không xong”. Chủ tịch Bảo Long ra đi khi cuộc đời ông vẫn còn ngổn ngang trăm mối...

    “Đường đời dốc đứng”

    Năm 2005, lần đầu tiên bộ phim truyền hình dài tập “Đường đời” của đạo diễn Quốc Trọng phát sóng với cốt truyện lấy khuôn mẫu nhân vật từ ông Nguyễn Hữu Khai (Chủ tịch tập đoàn Y dược Bảo Long) đã nhận được nhiều sự chú ý của khán giả. Người ta vừa cảm thông lại vừa thán phục vị thầy thuốc tên Hải tài hoa nhưng có số phận ba chìm bảy nổi.

    Ông Khai sinh năm 1952 ở xứ Đoài (thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ). Sau khi xuất ngũ, ông vào học trường đại học Kiến trúc Hà Nội.

    Tuy nhiên, ông không trở thành một kiến trúc sư như nguyện vọng của gia đình mà đã tự tạo cho mình một lối rẽ khác. Năm đó, khi đang học kiến trúc thì cô em gái của ông mắc bệnh dẫn đến mù lòa. Thương em, ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc tìm học ngành y với quyết tâm chữa bệnh cho em. Trong nhiều năm lang bạt xứ người, gặp được những người thầy giỏi, yêu quý ông và đã truyền dạy cả nghề thuốc lẫn những tuyệt chiêu võ công chân truyền.

     Năm 1979, trên đường trở về nước, ông Khai đã bị công an bắt và phạt tù 3 năm vì tội giả mạo giấy tờ vượt biên trái phép. Ra tù ông về quê hành nghề chữa bệnh bằng Đông y và bắt đầu được chú ý sau khi chữa khỏi bệnh mù loà cho cô em gái. Song cũng từ đây, ông bị kẻ xấu hãm hại triệt đường sống đến nỗi phải bán xới để vào Nam lập nghiệp, rồi tìm đường “xuất ngoại” sang Trung Quốc, Liên Xô cũ để mở rộng thị trường.

    Nhờ nỗ lực không mệt mỏi đó, năm 1990, xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long - là tiền thân của tập đoàn Y dược Bảo Long sau này - được thành lập rồi sau đó vươn ra thị trường miền Bắc trong đó có quê hương bản quán của ông là vùng Xứ Đoài.

    "Đường đời dốc đứng" - cuốn tiểu thuyết hồi ký được ông Khai viết trong thời gian 26 tháng ở tù vì thương vụ với tập đoàn Bảo Sơn.

    Thời kỳ đỉnh cao vào khoảng năm 2004 - 2008, đây là lúc tập đoàn Y dược lớn mạnh cả trong và ngoài nước, với hàng nghìn cán bộ công nhân viên, sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ với 15 công ty, trường học, bệnh viện từ TP.Hồ Chí Minh đến Sìn hồ Lai Châu và Bảo Long võ đường truyền dạy môn phái “Bảo Long y võ” được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”….

    Tuy nhiên, khối tài sản cùng thương hiệu lẫy lừng mà vị thầy thuốc - doanh nhân dày công xây dựng này đã phút chốc tiêu tan sau cơn lốc của khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới những năm 2007 - 2010. Ngân hàng từ chối đáo hạn, Bảo Long phải vay tư nhân với lãi suất cao để cầm cự. “Đau yếu” về tài chính vẫn không thể hồi phục, Bảo Long phải dứt lòng bán 3 đơn vị của mình cho tập đoàn Bảo Sơn để cứu các đơn vị còn lại.

    Thương vụ sang nhượng tài sản giữa tập đoàn Bảo Long và tập đoàn Bảo Sơn cho đến nay vẫn còn gây tốn nhiều giấy mực của báo giới, chỉ biết rằng vì thương vụ đó mà Bảo Long phá sản, ông Khai bị bắt vào tù giữa năm 2013 về tội danh “sử dụng trái phép tài sản”.

    Sau 26 tháng tù tội, tháng 8/2015 ông được Chủ tịch nước ký lệnh đặc xá trả tự do. Ông bắt tay khởi nghiệp lại ở tuổi 63.

    Ngoài sự lận đận trong học hành, lập nghiệp, kinh doanh, ông Nguyễn Hữu Khai còn có hôn nhân sóng gió với 4 đời vợ. Ông không chia sẻ nhiều về chuyện này, đó là việc riêng tư của mỗi con người. Nhưng ông không thể giấu tình cảnh cuối cùng vẫn độc thân vì người vợ thứ tư kém 23 tuổi đã đơn phương ly hôn khi ông ở tù.

     Năm 1979, trên đường trở về nước, ông Khai đã bị công an bắt và phạt tù 3 năm vì tội giả mạo giấy tờ vượt biên trái phép. Ra tù ông về quê hành nghề chữa bệnh bằng Đông y và bắt đầu được chú ý sau khi chữa khỏi bệnh mù loà cho cô em gái. Song cũng từ đây, ông bị kẻ xấu hãm hại triệt đường sống đến nỗi phải bán xới để vào Nam lập nghiệp, rồi tìm đường “xuất ngoại” sang Trung Quốc, Liên Xô cũ để mở rộng thị trường.

    Nhờ nỗ lực không mệt mỏi đó, năm 1990, xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long - là tiền thân của tập đoàn Y dược Bảo Long sau này - được thành lập rồi sau đó vươn ra thị trường miền Bắc trong đó có quê hương bản quán của ông là vùng Xứ Đoài.

    Thời kỳ đỉnh cao vào khoảng năm 2004 - 2008, đây là lúc tập đoàn Y dược lớn mạnh cả trong và ngoài nước, với hàng nghìn cán bộ công nhân viên, sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ với 15 công ty, trường học, bệnh viện từ TP.Hồ Chí Minh đến Sìn hồ Lai Châu và Bảo Long võ đường truyền dạy môn phái “Bảo Long y võ” được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”….

    Tuy nhiên, khối tài sản cùng thương hiệu lẫy lừng mà vị thầy thuốc - doanh nhân dày công xây dựng này đã phút chốc tiêu tan sau cơn lốc của khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới những năm 2007 - 2010. Ngân hàng từ chối đáo hạn, Bảo Long phải vay tư nhân với lãi suất cao để cầm cự. “Đau yếu” về tài chính vẫn không thể hồi phục, Bảo Long phải dứt lòng bán 3 đơn vị của mình cho tập đoàn Bảo Sơn để cứu các đơn vị còn lại.

    Thương vụ sang nhượng tài sản giữa tập đoàn Bảo Long và tập đoàn Bảo Sơn cho đến nay vẫn còn gây tốn nhiều giấy mực của báo giới, chỉ biết rằng vì thương vụ đó mà Bảo Long phá sản, ông Khai bị bắt vào tù giữa năm 2013 về tội danh “sử dụng trái phép tài sản”.

    Sau 26 tháng tù tội, tháng 8/2015 ông được Chủ tịch nước ký lệnh đặc xá trả tự do. Ông bắt tay khởi nghiệp lại ở tuổi 63.

    Ngoài sự lận đận trong học hành, lập nghiệp, kinh doanh, ông Nguyễn Hữu Khai còn có hôn nhân sóng gió với 4 đời vợ. Ông không chia sẻ nhiều về chuyện này, đó là việc riêng tư của mỗi con người. Nhưng ông không thể giấu tình cảnh cuối cùng vẫn độc thân vì người vợ thứ tư kém 23 tuổi đã đơn phương ly hôn khi ông ở tù.

    Minh Minh
    Theo Người Đưa Tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-tich-tap-doan-y-duoc-bao-long-qua-doi-khep-lai-mot-cuoc-doi-day-song-gio-thang-tram-a256989.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan