+Aa-
    Zalo

    Chủ xe hay tài xế phải bồi thường khi xảy ra tai nạn?

    • DSPL
    ĐS&PL Trường hợp chủ xe đã giao xe cho tài xế, tài xế là người chiếm hữu, sử dụng được giao thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trường hợp chủ xe đã giao xe cho tài xế, tài xế là người chiếm hữu, sử dụng được giao thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Thực tế, đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi tài xế mượn hoặc thuê xe tự lái. Căn cứ vào nguyên nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định biện pháp xử lý về hình sự và dân sự. Cùng với việc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, người có lỗi trong việc gây tai nạn cho người khác còn phải bồi thường thiệt hại.

    Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, nguồn nguy hiểm cao độ gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

    - Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    - Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    + Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    + Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Hiện trường một vụ tai nạn giao thông. Ảnh: Báo Giao thông

    Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

    Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: “Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, trường hợp chủ xe đã giao xe cho tài xế, tài xế là người chiếm hữu, sử dụng được giao thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ôtô đã giao xe đó cho B và B khi điều khiển đã gây tai nạn thì cần phải phân biệt:

    - Nếu B chỉ được A thuê lái xe và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ôtô. Do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

    - Nếu B được A giao xe ôtô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ôtô đó. Do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ôtô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ôtô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại”.

    Như vậy, theo các quy định nêu trên, tùy thuộc vào việc giao nhận xe của công ty với lái xe, có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

    - Trường hợp công ty đã giao xe cho lái xe, lái xe là người chiếm hữu, sử dụng xe taxi được giao thì lái xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 623.

    - Trường hợp công ty thuê người lái xe và trả tiền công, giao taxi cho lái xe nhưng taxi vẫn chịu sự quản lý của công ty thì công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường theo khoản 2 Điều 623. Sau đó, công ty có quyền yêu cầu lái xe là người có lỗi gây ra thiệt hại hoàn trả một khoản tiền cho công ty theo Điều 622. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-xe-hay-tai-xe-phai-boi-thuong-khi-xay-ra-tai-nan-a331977.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan