+Aa-
    Zalo

    Chùm ảnh: "Tướng bà" 10 tuổi tại Lễ hội đền Gióng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tại hội đền Gióng năm nay, “Tướng bà” 10 tuổi nhận được nhiều sự chú ý của đông đảo người đến xem hội hơn cả bởi gương mặt dễ thương và thành tích học tập cao.

    (ĐSPL) – Tại hội đền Gióng năm nay, “Tướng bà” 10 tuổi nhận được nhiều sự chú ý của đông đảo người đến xem hội hơn cả bởi gương mặt siêu dễ thương và có thành tích học tập đáng nể. 

    Sáng 24/1, Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn (Hà Nội) tưng bừng khai hội. Dù năm nay lễ hội diễn ra đúng vào ngày đầu tuần trở lại làm việc của các cơ quan, công sở nhà nước nhưng đã có hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương đổ về tham dự.

    Theo tin tức trên Zing, có 7 kiệu rước thì kiệu chở “Tướng bà” là quan trọng nhất. Em Nghiêm Thị Hương Linh (10 tuổi) được lựa chọn đóng vai này.

    Hương Linh được lựa chọn vào vai "Tướng bà" trong hội đền Gióng năm nay.

    Theo quy định, người được lựa chọn hàng năm phải có Tứ đại đồng đường song toàn, gia đình gương mẫu, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi. “Tướng bà” đang học lớp 4, đã có thành tích 4 năm liền là học sinh giỏi các lớp 1, 2, 3 và kỳ 1 của lớp 4.

    Trước khi hội Gióng diễn ra, Hương Linh đã được học và làm quen với các nghi thức đi đứng, chào hỏi cũng như một số nguyên tắc của lễ rước.

    Kiệu được rước từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú). Khi Hương Linh đã bước lên kiệu chính thức thì dù là ông bà hay bất cứ người thân ruột thịt nào cũng phải gọi em là “Tướng bà” và xưng “con”. Sau khi làm lễ tại Hậu cung, “Tướng bà” xuống đền Hạ làm lễ (đền Hạ cách đền Thượng khoảng 300 m). 

    Khác với các các đoàn khác chỉ dừng chân tại sân đền Thượng, riêng "Tướng bà" phải trực tiếp vào hành lễ tại gian thờ chính.

    Làm lễ tại hậu cung.

    Hương Linh được lực lượng công an xã cõng đi bộ. Người dân kể rằng, đã có nhiều lần các cô bé đóng vai “Tướng bà” bị đoàn khác bắt cóc đi mất, sau đó gia đình phải chuộc lại mất vài chục triệu. Do vậy công tác bảo vệ “Tướng bà” luôn được lên phương án và chuẩn bị kỹ.

    Trước đó, như báo Đời sống và Pháp luật đưa tin, cũng tại lễ hội đền Gióng năm nay, một đoạn video ghi lại cảnh đám đông gồm hàng chục thanh niên lao vào kéo đổ giò hoa tre, giằng xé, xô đẩy nhau để tranh cướp lộc, một số thanh niên mặc lễ phục hộ tống cầm thanh tre vụt tới tấp vào đám đông, chửi bậy… gây xôn xao dư luận. 

    Xem video: 

    Cảnh hỗn chiến kinh hoàng tại lễ hội đền Gióng

    "Trận chiến" chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của lực lượng công an bảo vệ lễ hội.

    Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương.

    Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày (từ mùng 6 tới mùng 8 Âm lịch) với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

    Ảnh nguồn: Zing, Ban tổ chức

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chum-anh-tuong-ba-10-tuoi-tai-le-hoi-den-giong-a85005.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan