+Aa-
    Zalo

    Chứng khoán rộn ràng sau kỳ nghỉ Tết, vượt 1.200 điểm trong phiên khai xuân

    (ĐS&PL) - Đúng như dự báo của các công ty chứng khoán, trong phiên giao dịch đầu tiên của năm Giáp Thìn, thị trường có diễn biến tích cực.

    VnExpress đưa tin, VN-Index tăng hơn 6 điểm sau 15 phút đầu ngày, vượt 1.200 điểm. Sau đó, chỉ số này rung lắc nhưng chỉ dao động trong mức 1.202-1.206 điểm.

    Sang nửa đầu buổi chiều, chỉ số đại diện sàn HoSE tạo đồ thị hình chữ V với mức đỉnh trong ngày hơn 1.207 điểm, tăng gần 9 điểm so với tham chiếu. Sau 14h, áp lực chốt lời bất ngờ xuất hiện dày đặc kéo chỉ số có lúc về sát tham chiếu.

    Ngay khi kết thúc phiên ATC, VN-Index cải thiện và chốt phiên ở 1.202 điểm, tích lũy thêm gần 4 điểm so với phiên cuối năm Quý Mão. Đây là mức cao nhất kể từ cuối tháng 9/2023, tức gần 5 tháng qua. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên tăng giá khi sắc xanh chiếm gần 58% sàn HoSE. Đà tăng được dẫn dắt bởi nhóm thép - tài nguyên, dầu khí và ngân hàng.

    chung khoan ron rang sau ky nghi tet vuot 1 200 diem trong phien khai xuan
    Chứng khoán mở cửa phiên giao dịch đầu năm Giáp Thìn trong sắc xanh. Ảnh minh họa: Dân trí

    Trong các cổ phiếu thanh khoản trăm tỷ thuộc nhóm tài nguyên, KSB tăng mạnh nhất với 2,9%. Theo sau là HPG khi tích lũy 2% nhưng mã này đạt thanh khoản cao nhất thị trường hơn 1.060 tỷ đồng, chiếm hơn 5% tổng giá trị giao dịch sàn HoSE. Hai "ông lớn" ngành thép khác là NKG và HSG lần lượt tăng 1,6% và 0,6%.

    Theo báo Dân trí, cổ phiếu ngân hàng giữ phong độ, tiếp tục là đầu tàu kéo thị trường băng băng tiến về phía trước. Trong đó, MSB gây chú ý khi tăng kịch biên độ sàn HoSE, không hề còn dư bán cuối phiên. Mã này tăng trần lên 15.050 đồng với khớp lệnh "khủng" 35,3 triệu cổ phiếu.

    OCB tăng 5,3%, khớp lệnh 11,6 triệu đơn vị; TCB tăng 2,9%, khớp lệnh 13,1 triệu đơn vị; MBB tăng 2,8%, khớp lệnh hơn 24 triệu đơn vị; SHB tăng 2,1% và khớp lệnh tới 44,5 triệu đơn vị; TPB tăng 1,9%, khớp lệnh 25,9 triệu đơn vị.

    Ngành dịch vụ tài chính có TVB tăng trần lên 7.780 đồng; APG tăng 3,5%; TCI, TVS và VCI tăng giá. Dù vậy, nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ chốt lời đầu năm mới để lấy "lộc" khiến một số mã bị điều chỉnh như HCM, CTS, VDS, FTS, VIX.

    Cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản hầu hết đóng cửa cao hơn mức tham chiếu. HHP tăng 3,8%; KSB tăng 2,9%; SMC tăng 2,4%; TLH tăng 2,1%; HPG tăng 2%. Trong đó, HPG khớp lệnh gần 37 triệu cổ phiếu.

    Ngành thực phẩm và đồ uống có SCD tăng trần nhưng thanh khoản thấp; HAG tăng 2,3% với khớp lệnh 13,8 triệu đơn vị; BHN tăng 2,9%; ASM tăng 2%; CMX tăng 1,9%; ANV tăng 1,8%. Nhìn chung, sức mua trên thị trường vẫn khá tốt dù các chỉ số đã thu hẹp biên độ tăng so với phiên sáng. Trong khi một bộ phận nhà đầu tư chốt lời để bảo toàn thành quả đầu tư thì lượng tiền lớn vẫn nhập cuộc tích cực và giúp thị trường giữ mốc 1.200 điểm.

    Khối ngoại mặc dù tham gia tích cực nhưng vẫn bán ròng 375 tỷ đồng phiên khai xuân. Cụ thể, phiên này, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 62,7 triệu cổ phiếu tương ứng 1.484,4 tỷ đồng trên HoSE, tăng hơn 36 % về khối lượng và gần 28% về giá trị so với phiên cuối năm Quý Mão (ngày 7/2). Đồng thời, khối này bán ra 59,7 triệu cổ phiếu tương ứng 1.824,63 tỷ đồng, tăng 40% về khối lượng và 56% về giá trị so với phiên trước.

    Theo đó, khối ngoại mặc dù mua ròng trên HoSE hơn 3 triệu cổ phiếu nếu tính về khối lượng nhưng xét tổng giá trị vẫn bán ròng 340,2 tỷ đồng. Tính chung cả 3 sàn, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1 triệu cổ phiếu nhưng tổng giá trị vẫn bán ròng 375,4 tỷ đồng.

    Phương Uyên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chung-khoan-ron-rang-sau-ky-nghi-tet-vuot-1-200-diem-trong-phien-khai-xuan-a610674.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chứng khoán năm 2024: Kỳ vọng “cá chép hóa rồng”

    Chứng khoán năm 2024: Kỳ vọng “cá chép hóa rồng”

    Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 trải qua nhiều biến động và chịu áp lực lớn từ diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán quốc tế. Nhờ sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, các ngành dầu khí, điện và công nghệ có mức sinh lời cao. Theo chuyên gia, sự phục hồi của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam sẽ là bệ phóng mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán năm 2024.