+Aa-
    Zalo

    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    • DSPL
    ĐS&PL Nằm giữa những cánh rừng ở vùng ngoại ô, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi ở xã An Nhơn Tây Củ Chi, HCM là cầu nối giúp cho nhiều loài động vật hoang dã
    Nằm giữa những cánh rừng ở vùng ngoại ô, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi ở xã An Nhơn Tây (Củ Chi, TP HCM) là chiếc cầu nối giúp cho nhiều loài động vật hoang dã trở về với thiên nhiên sau khi chẳng may bị con người giam giữ vì nhiều lý do khác nhau.
    Tại đây, sau khi cứu chữa và huấn luyện những cá thể động vật hoang dã này, những cán bộ bác sỹ của trung tâm sẽ tiến hành đưa chúng trở lại thế giới rừng xanh hoang dã như Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát hay Cát Tiên, tùy theo từng loài cụ thể.
    Sống cùng thú hoang
    Ngày nay, nạn săn bắt, vận chuyển và mua bán, nuôi nhốt những loài thú rừng quý hiếm đang diễn biến vô cùng phức tạp và có chiều hướng ngày càng lan rộng bởi sở thích sử dụng thịt thú rừng vô tội vạ của một số người. Chính vì thế, nhiệm vụ của những người làm việc ở trung tâm này là rất nặng nề. Theo anh Lê Xuân Lâm, một nhân viên ở Trung tâm thì mỗi tháng, có khi trung tâm tiếp nhận tới hàng trăm cá thể động vật hoang dã được các chiến sỹ kiểm lâm ở thành phố bắt giữ trong những vụ vận chuyển, mua bán trái phép. Đó là những cá thể tê tê, gấu ngựa, khỉ, vượn, hay thậm chí cả vọoc hay một số loài động vật khác quý hiếm nữa. Tuy nhiên, hầu hết những loài thú hoang này đều không được thả ngay về rừng bởi sau một thời gian nuôi nhốt, bị ép sống cùng con người, nếu thả về tự nhiên, chúng sẽ chết vì thiếu thức ăn hoặc vì không thích nghi kịp. Ngoài ra, rất nhiều bệnh tật thường phát sinh ở những cá thể động vật hoang dã này bởi việc chúng phải sống cùng những thợ buôn bán hoặc bị thương do bẫy của thợ săn. Vì vậy, đầu tiên là công tác chữa bệnh. Sau đó, những loài thú này sẽ được huấn luyến để làm quen với môi trường hoang dã, tập săn bắt mồi trước khi cho chúng về với thế giới tự nhiên thuần túy của mình. Tưởng rằng đó là công việc đơn giản nhưng theo anh Lâm thì lại vô cùng phức tạp. Này nhé, như cách đây mấy tháng, có tin báo của người dân địa phương ở bên Bình Chánh có một nhà hàng đặc sản đang nuôi nhốt trái phép mấy cá thể khỉ đuôi dài và tê tê nên chúng tôi tức tốc tìm tới. Khi giải cứu được những cá thể thú này cũng là lúc chúng kiệt sức vì bệnh tật, vì thuốc mê mà con người chuốc cho sau những chuyến vận chuyển mua bán. Thế là ngay trong đêm đó, mấy anh em trong trung tâm phải thức cả đêm để cứu chữa, duy trì cuộc sống cho chúng. Có thể nói, đây là những loài thú từng xuất hiện rất nhiều ở vùng rừng núi Xa Mát trên Tây Ninh nhưng ngày nay, do tình trạng săn bắt vô tội vạ nên đã giảm sút rất nhiều. Còn mấy cá thể tê tê và khỉ đuôi dài kia, sau hơn một tháng cứu chữa, chúng đã dần hồi phục và được làm thủ tục để giao trả lại thế giới tự nhiên hoang dã.
    Kể về những kỷ niệm trong nghề chữa bệnh cho thú rừng, anh Lâm vui vẻ cho biết thêm. Ở đây, do đặc thù công việc, hầu hết anh em trong trung tâm đều xác định sẵn tư tưởng sống cùng thú hoang vậy. Nghĩa là bất kể ngày đêm, mưa nắng nếu có thú rừng được đưa về là mọi người phải lập tức bắt tay vào công việc bởi nếu chậm trễ, tính mạng của những cá thể này có thể sẽ mất đi vĩnh viễn và công sức của những anh em kiểm lâm cũng trở thành vô ích. Mặc dù vậy, chỉ có cái tâm thôi là chưa đủ bởi để chữa được bệnh cho những loài thú rừng là hết sức khó khăn, không đơn giản và dễ gần gũi, khám chữa như thú nuôi nhà. Như cách đây chừng một tháng, có người dân tự động giao nộp một cá thế gấu chó nuôi trong nhà cho trung tâm. Mặc dù con gấu chó này khá khỏe mạnh và béo tốt, nặng tới gần 30 ký lô nhưng lại không thể thả nó về rừng được bởi nó quen sống trong chuồng từ bé, ngày nào cũng được cho thức ăn, giờ về với rừng nó chắc chắn sẽ không biết cách kiếm mồi, săn bắt để thích nghi chứ đừng nói tới việc lẩn trốn kẻ thù hay thợ săn. Thế là công việc của anh em lại bắt đầu với những bài tập cho cá thể gấu chó này tự tìm kiếm thức ăn, tự lẩn tránh kẻ thù. Đây là công việc cần nhiều thời gian và sự kiễn nhẫn, tận tâm của người huấn luyện. Thế nhưng đến tận bây giờ, theo đánh giá, cá thể gấu chó này vẫn chưa tự sống được và có thể, phải sau tết trung tâm mới bàn giao nó lại cho Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát được. Những cá thể thú rừng này, mỗi lần đưa chúng về lại tự nhiên, mọi người đều mong chúng sống, thích nghi và phát triển được. Ngoài ra, rất nhiều vụ việc khác như những tin báo của quần chúng nhân dân về các cơ sở nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã như một thú vui, sở thích của mình. Hoặc thông dụng hơn chính là những nhà hàng quán nhậu đặc sản, nơi mà có rất nhiều cá thể động vật hoang dã cũng bị nuôi nhốt trái phép và anh em ở đây cũng phải tìm tới để giải cứu chúng.
    Vì một màu xanh của thiên nhiên
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã này được thành lập bởi Chi cục kiểm lâm thành phố Hồ Chí Minh kết hợp tổ chức phi chính phủ mang tên WAR với mục đích cứu chữa, bảo vệ những loài động vật hoang dã đang bị con người bắt giữ và trả chúng về với thế giới tự nhiên. Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006 đến nay, trung tâm đã giúp hàng ngàn cá thể động vật hoang dã tìm lại được cuộc sống thực sự của mình. Và đây cũng là trung tâm duy nhất có chức năng này ở khu vực phía Nam nên nhiệm vụ của trung tâm là không chỉ tiếp nhận những loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố mà ngay cả những vụ vận chuyển động vật hoang dã khác ở các tỉnh lân cận khi bị kiểm lâm thu giữ cũng được đưa về đây. Nghĩa là, cả những loài động vật hoang dã trong khu vực phía Nam nếu các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý cũng được đưa về đây để cứu chữa, chăm sóc trước khi thả chúng về với thế giới tự nhiên hoang dã quen thuộc của mình.
    Ngoài ra, theo ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm thành phố thì mỗi năm, trung tâm cứu hộ đón nhận và cứu chữa hàng ngàn cá thể động vật hoang dã được thu giữ từ những vụ vận chuyển buôn bán trái phép trên địa bàn thành phố và một số nơi khác. Ngày nay, ngoài việc cứu chữa cho thú hoang, trung tâm còn mở rộng, đón nhận một số đoàn tham quan của địa phương và thành phố có sở thích tìm hiểu về thú rừng bởi ngoài việc thả về tự nhiên, nơi đây còn rất nhiều cá thể thú rừng mãi mãi không thể trở về đời sống hoang dã được nữa. Đó chính là một số sinh vật nhập cảnh ngoại lai nhập cảnh trái phép, một số loài thú cần chăm sóc đặc biệt hoặc những cá thể thú bị thương tật khi mắc bẫy, khi sống cùng con người… Chúng được trung tâm giữ lại, chăm sóc và được nuôi bán hoang dã vậy. Có thể nói, tất cả những anh em đang làm việc ở đây luôn cố gắng hết sức mình vì một màu xanh và sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên, nhằm giảm bớt nạn săn bắt thú rừng đang ngày một gia tăng vậy.
    Có thể nói, chỉ với gần chục năm tồn tại và đi vào hoạt động, nơi đây đã là cứu cánh cho hàng ngàn những cá thể động vật hoang dã quý hiếm, cứu chúng khỏi lưỡi hái tử thần và có thể giúp cho cộng đồng của chúng phát triển, sinh sôi hơn nữa. Hi vọng, sắp tới trung tâm này sẽ ngày càng lớn mạnh, được nhiều người biết đến để có thể thực hiện tốt công việc của mình và quan trọng hơn, qua những việc làm ở đây, ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã và không ăn thịt thú rừng của người dân được nâng cao. Có lẽ, đấy mới chính là ý nghĩa tích cực cho những việc làm của những con người nơi đây.
    Chúng tôi tiếp nhận tất cả các thông tin phản ánh về vấn đề môi trường của bạn đọc 24/24h
    Liên hệ: Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội phân viện phía nam
    Địa chỉ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1
    Hotline: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 
    Đoàn Đại Trí
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chung-tay-bao-ve-dong-vat-hoang-da-a71551.html
    Tàn phá vườn quốc gia

    Tàn phá vườn quốc gia

    Được thành lập với mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng cùng hệ động thực vật phong phú sinh sống dưới tàn rừng, hiện nay cả nước có 30 Vườn quốc gia.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tàn phá vườn quốc gia

    Tàn phá vườn quốc gia

    Được thành lập với mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng cùng hệ động thực vật phong phú sinh sống dưới tàn rừng, hiện nay cả nước có 30 Vườn quốc gia.

    Ô nhiễm vì nuôi cá lồng bè

    Ô nhiễm vì nuôi cá lồng bè

    Hàng chục các con sông lớn nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng ô nhiễm và trở thành dòng sông chết bởi những lồng cá bè nuôi dày đặc trên sông.

    Điện gió: Tài nguyên bị lãng quên

    Điện gió: Tài nguyên bị lãng quên

    Mặc dù đã được đưa vào khai thác ở nhiều địa phương ven biển nhưng thực tế, năng lượng điện gió vẫn còn xa lạ với rất nhiều người.