+Aa-
    Zalo

    Chuyển đóng BHXH mức thấp hơn, lương hưu ảnh hưởng ra sao?

    • DSPL
    ĐS&PL Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ quyết định phần lớn lương hưu của người lao động (NLĐ).

    Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ quyết định phần lớn lương hưu của người lao động (NLĐ).

    Chuyển đóng BHXH mức thấp hơn, lương hưu ảnh hưởng ra sao?- Hình minh họa

    Theo quy định tại điểm 2.6, khoản 2, điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của NLĐ có quy định:

    Với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    Với người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): Mức tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

    Với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Mức tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
    Với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Mức tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
    Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương hưu hàng tháng của NLĐ theo công thức: Mức lương hưu bằng (=) tỉ lệ hưởng lương hưu (nhân) x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Đáng chú ý, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

    * Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính theo bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian.

    * Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

    - Trường hợp thông thường:

    + Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    + Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/1995 - 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
    + Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2001 - 31/12/2006 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    + Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2007 - 31/12/2015 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    + Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2016 - 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    + Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2020 - 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

    + Bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

    Cự Giải(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-dong-bhxh-muc-thap-hon-luong-huu-anh-huong-ra-sao-a323613.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan