+Aa-
    Zalo

    Chuyện lạ lùng ở Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

    • DSPL
    ĐS&PL Cao su Việt Nam hạ tiêu chuẩn tỷ lệ sở hữu của cổ đông có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị xuống 0,1%, thay vì 5% như quy định của Luật Doanh nghiệp.

    Cao su Việt Nam hạ tiêu chuẩn tỷ lệ sở hữu của cổ đông có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị xuống 0,1%, thay vì 5% như quy định của Luật Doanh nghiệp.

    VRG hạ tiêu chuẩn tỷ lệ sở hữu của cổ đông có quyền đề cử người vào HĐQT xuống 0,1%. Ảnh minh họa

    Cuối tháng 2/2021, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã: GVR) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua việc điều chỉnh, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn trước khi ban hành Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021.

    Theo đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 0,1% tổng số cổ phần phổ thông có quyền đề cử 1 ứng viên vào vị trí thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, kiến nghị nội dung của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thay vì tỷ lệ 5% theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời, Điều lệ mới cũng bỏ quy định về thời hạn nắm giữ cổ phần liên tục ít nhất trong 6 tháng.

    Ngoài ra, Điều lệ mới cũng nâng số thành viên HĐQT từ 7 người (theo quy định cũ) lên 9 người, trong đó 1/3 tổng số thành viên phải là thành viên không điều hành để đảm bảo tính độc lập.

    Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

    Động thái mới này của GVR gây xôn xao trong giới đầu tư. Bởi theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty có quyền quy định một tỷ lệ khác về quyền đề cử thành viên Hội đồng quản trị nhỏ hơn tỷ lệ 5% quy định trong Luật. Tuy nhiên, 0,1% là tỷ lệ mà chưa doanh nghiệp cổ phần nào ở Việt Nam áp dụng.

    GVR là doanh nghiệp được cổ phần hóa năm 2017, do Nhà nước nắm giữ 97% vốn, do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đại diện. Cổ đông Nhà nước nắm giữ cả 7 ghế trong HĐQT.

    Với việc sửa đổi Điều lệ như vậy cũng mở ra cơ hội cho nhóm cổ đông nhỏ lẻ chiếm tổng cộng 3% tại GVR có thể giữ 2 ghế trong HĐQT.

    Về tình hình kinh doanh, theo Báo cáo tài chính quý IV/2020, GVR đạt doanh thu 21.196 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 5.230 tỷ đồng.

    Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh lên 3.000 tỷ đồng từ mức 731 tỷ đồng trong năm 2019, đồng thời, chi phí tài chính tăng từ 791 tỷ đồng lên 1.170 tỷ đồng. Thu nhập khác đạt 1.495 tỷ đồng, giảm so với mức 1.923 tỷ đồng của năm 2019.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-la-lung-o-tap-doan-cong-nghiep-cao-su-viet-nam-a359264.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan