+Aa-
    Zalo

    Chuyện lạ, phòng giáo dục cấp công văn cho DN vào trường học tiếp thị sản phẩm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời gian qua, các giáo viên của nhiều trường trên địa bàn huyện Bát Xát bất đắc dĩ phải ngồi nghe nhân viên của cty bán bình khử độc Ozon đến tư vấn, giới thiệu, bán SP.

    (ĐSPL) - Thời gian qua, các giáo viên của nhiều trường trên địa bàn huyện Bát Xát bất đắc dĩ phải ngồi nghe nhân viên của công ty bán bình khử độc Ozon đến tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm. Điều trái khoáy, việc này lại có nguồn cơn từ một công văn có chữ ký và con dấu đỏ chót của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện.

    Bất đắc dĩ ngồi nghe tiếp thị sản phẩm

    Gần đây, một số giáo viên trên địa bàn huyện Bát Xát đã đăng tải những đoạn video quay tại một số trường học trên địa bàn huyện. Trong video, người xem nhận thấy, nhân viên một công ty bán hàng đang diễn thuyết hùng hồn trước cả hội đồng sư phạm nhà trường. Sản phẩm được đưa ra chào bán với các thầy cô giáo là máy khử độc thực phẩm Ozon. Những máy móc này có chất lượng, giá cả đắt, rẻ như thế nào thì các thầy cô giáo chưa biết nhưng nếu họ mua máy sẽ được tặng kèm theo rất nhiều thứ.

    Nhân viên bán hàng giới thiệu tên Hoàng Đức Việt, người của công ty cổ phần Công nghệ sạch (trụ sở tại Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội). Trong phần diễn thuyết, Việt nói rõ: "Được sự chỉ đạo của bên Ban giám đốc đơn vị, bà giám đốc đã ký một quyết định xin được hỗ trợ cho bên ngành giáo dục chúng ta và bên khối cơ quan của chúng ta là một niềm vui bất ngờ trị giá 300 nghìn đồng. Và, 300 nghìn đồng này sẽ được trừ trực tiếp vào các buổi truyền thông ngày hôm nay. Và, sản phẩm của chúng ta chỉ còn 2.200.000 đồng. Hôm nay, giá của sản phẩm là 2.500.000 đồng. Đăng ký trực tiếp các thầy cô giáo sẽ được tặng một vé trị giá 300 nghìn đồng. Ngoài ra, nếu mua bình khử độc Ozon còn được tặng kèm một bộ sục Ozon trị giá 200.000 đồng, một mũ bảo hiểm trị giá 200.000 đồng...”.

    Không chỉ có các sản phẩm về mảng thiết bị, đồ dùng, nhân viên tên Việt còn mạnh dạn giới thiệu và khuyến mại một loại rượu: "Đây là một loại rượu dùng xoa bóp khi chúng ta đau vai, đau lưng hay bố mẹ, ông bà chúng ta đau mỏi vai gáy. Loại rượu xoa bóp này chúng tôi bán với giá 100.000 đồng. Nhưng trong buổi truyền thông hôm nay chúng tôi sẽ khuyến mại cho các thầy, cô giáo".

    Buổi thuyết trình quảng cáo bán sản phẩm trong lớp học của một trường trên địa bàn huyện Bát Xát.

    Dù nói rát cổ, bỏng họng kèm theo tất cả chiêu khuyến mãi nhưng các thầy cô giáo vẫn chưa ai mua. Một phần vì họ thấy giá cả các sản phẩm quá đắt, một phần vì họ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm này. Không ít thầy cô giáo tỏ ra khó chịu khi phải ngồi nghe nhân viên tiếp thị mời mua sản phẩm. Theo thông tin giáo viên quay đoạn video cung cấp: "Ban đầu, họ chỉ nói là truyền thông về an toàn thực phẩm nên tôi mới đến nghe. Nhưng, họ chỉ nói khoảng 5 - 10 phút thì chuyển sang tiếp thị bán hàng. Nếu truyền thông về an toàn thực phẩm là tốt nhưng ở đây rõ ràng họ không tuyên truyền cho học sinh mà chỉ nhắm đến thầy cô là đối tượng có tiền để mua sản phẩm".

    Bức xúc khi phải ngồi nghe thuyết trình, quảng cáo bán sản phẩm một cách bất đắc dĩ, thầy P. – giáo viên một trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát bày tỏ: “Giáo viên vùng cao như chúng tôi thì lấy đâu ra tiền mà mua mấy loại sản phẩm đó. Với lại chúng tôi ăn lương Nhà nước, giờ hành chính lại phải ngồi nghe tiếp thị bán hàng thấy thật khó chịu. Trong khi bản thân không muốn đến nghe nhưng vì có công văn của phòng GD&ĐT nên mới đến”.

    Không riêng thầy P. mà rất nhiều giáo viên khác cũng bức xúc trước việc bị ép buộc đi nghe quảng cáo sản phẩm mà họ không có nhu cầu mua. Bởi, thời gian lên lớp của họ đã phải dành thêm cho cả việc ngồi nghe tiếp thị sản phẩm. Thế nhưng, bản thân thầy P. và các giáo viên cũng không dám ý kiến lên lãnh đạo cấp trên.

    Chỉ cho giới thiệu chứ không chỉ đạo phải mua?

    Nhận được những thông tin phản ánh từ giáo viên, PV báo ĐS&PL đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Ngọc Anh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bát Xát. Trả lời về vấn đề ký công văn cho nhân viên công ty cổ phần Công nghệ sạch vào các trường trên địa bàn huyện tiếp thị sản phẩm và bán hàng, bà Ngọc Anh cho hay: "Tôi chỉ ký công văn cho giới thiệu sản phẩm chứ không chỉ đạo là phải mua sản phẩm. Các trường bố trí thời gian hợp lý thì cho người ta tới giới thiệu. Mà thấy họ cũng có bán được bao nhiêu đâu?".

    Khi được hỏi tại sao lại cho một công ty đến môi trường sư phạm tiếp thị, chào bán sản phẩm như ngoài chợ, bà Ngọc Anh phân trần: "Thực ra, họ cũng chỉ giới thiệu sản phẩm và chính bản thân tôi cũng mua một cái. Trong lúc thực phẩm của mình không được đảm bảo, họ đến thì tôi cũng tạo điều kiện cho họ chỉ đi giới thiệu thôi".

    Về thông tin giáo viên phản ánh không muốn đi nhưng vì có công văn của Phòng nên "miễn cưỡng" phải ngồi nghe, bà Ngọc Anh cho hay: "Làm gì có. Trong công văn tôi nói rõ là nếu trường bố trí được thì phải báo cáo Phòng. Nhưng đến bây giờ tất cả các trường chưa có báo cáo lại cho Phòng". Khi PV đặt câu hỏi: "Bà có biết việc, giáo viên trong giờ hành chính phải miễn cưỡng ngồi nghe tiếp thị sản phẩm?", bà này tỏ ra lúng túng: "Việc tiếp theo nữa nhà trường và công ty tự trao đổi với nhau, tôi không biết được...".

    Trước câu hỏi về trách nhiệm của mình khi ký công văn làm giáo viên mất thời gian đến nghe bán hàng, bà Ngọc Anh cho hay: "Trách nhiệm của tôi cũng chỉ là cho họ giấy giới thiệu thôi. Cái công ty của họ ở Hà Nội tôi không rõ, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm". Câu trả lời của bà trưởng phòng rất lạ. Bởi công ty này chẳng liên quan đến giáo dục, sao lại nói “trách nhiệm của tôi là cũng chỉ cho họ giấy giới thiệu”...

    Được biết, không chỉ bán sản phẩm máy Ozon, rất nhiều mặt hàng khác cũng được đem đến tiếp thị như: Xoong, nồi, chảo chống dính... Thầy P.V. P., một giáo viên của huyện Bát Xát trình bày: "Vì những lời quảng cáo sản phẩm hoàn hảo của nhân viên tiếp thị mà nhiều thầy cô đã bỏ tiền ra mua. Vợ tôi cũng là một giáo viên của huyện, có hôm vừa đi dạy về nhà thấy khoe vừa mua ở trường được chiếc chảo chống dính đa năng. Lúc đó, tôi chỉ biết cười cho qua...".

    Trong một diễn biến liên quan, trao đổi với PV báo ĐS&PL, đại diện công ty cổ phần thiết bị Công nghệ sạch cho biết: "Cách đây khoảng 3 tháng, công ty tôi có về phòng GD&ĐT huyện Bát Xát xin được truyền thông sản phẩm, nói về tình trạng thực phẩm ngày hôm nay ở các trường trên địa bàn huyện Bát Xát. Trên quan điểm đó, phòng GD&ĐT huyện Bát Xát đã nhất trí cho đơn vị xuống gặp gỡ giáo viên. Trong đó, phòng GD&ĐT cũng có một dòng nói rất rõ: "Các thầy cô phải lựa chọn sản phẩm làm sao cho phù hợp với bản thân, với nhà trường". Nhân viên của công ty cũng khẳng định: "Chúng tôi bán hàng có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan".

    Báo ĐS&PL tiếp tục thông tin về vụ việc này.

    Vị trưởng phòng có hành vi lạm quyền?

    Trao đổi với PV về sự việc này dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp nhận định: “Trong sự việc này, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bát Xát đã có hành vi lạm quyền. Là người ký công văn trên, bà Anh đã làm không đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình. Môi trường giáo dục thì chỉ dành riêng cho giáo dục chứ không được phép kinh doanh. Mặt khác đây lại là một sản phẩm không nằm trong danh mục của ngành giáo dục. Ngoài ra, văn bản kể trên có dấu hiệu vi phạm luật Cạnh tranh, vì rõ ràng không tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hoạt động kinh tế. Luật cũng không cho phép các cơ quan Nhà nước được quyền ban hành các quy định, chỉ thị và mệnh lệnh có nội dung “ưu ái”, “phân biệt đối xử” giữa các doanh nghiệp. Hoặc, bắt buộc các cơ quan, đơn vị và người dân phải sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp cụ thể...”.

    THẾ ANH

    [mecloud]U9C7k4IKsO[/mecloud]

    Chuyện lạ, phòng giáo dục cấp công văn cho doanh nghiệp vào trường học tiếp thị sản phẩm Thời gian qua, các giáo viên của nhiều trường trên địa bàn huyện Bát Xát bất đắc dĩ phải ngồi nghe nhân viên của công ty bán bình khử độc Ozon đến tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm. Điều trái khoáy, việc này lại có nguồn cơn từ một công văn có chữ ký và con dấu đỏ chót của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện. Bất đắc dĩ ngồi nghe tiếp thị sản phẩmGần đây, một số giáo viên trên địa bàn huyện Bát Xát đã đăng tải những đoạn video quay tại một số trường học trên địa bàn huyện. Trong video, người xem nhận thấy, nhân viên một công ty bán hàng đang diễn thuyết hùng hồn trước cả hội đồng sư phạm nhà trường. Sản phẩm được đưa ra chào bán với các thầy cô giáo là máy khử độc thực phẩm Ozon. Những máy móc này có chất lượng, giá cả đắt, rẻ như thế nào thì các thầy cô giáo chưa biết nhưng nếu họ mua máy sẽ được tặng kèm theo rất nhiều thứ. Nhân viên bán hàng giới thiệu tên Hoàng Đức Việt, người của công ty cổ phần Công nghệ sạch (trụ sở tại Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội). Trong phần diễn thuyết, Việt nói rõ: "Được sự chỉ đạo của bên Ban giám đốc đơn vị, bà giám đốc đã ký một quyết định xin được hỗ trợ cho bên ngành giáo dục chúng ta và bên khối cơ quan của chúng ta là một niềm vui bất ngờ trị giá 300 nghìn đồng. Và, 300 nghìn đồng này sẽ được trừ trực tiếp vào các buổi truyền thông ngày hôm nay. Và, sản phẩm của chúng ta chỉ còn 2.200.000 đồng. Hôm nay, giá của sản phẩm là 2.500.000 đồng. Đăng ký trực tiếp các thầy cô giáo sẽ được tặng một vé trị giá 300 nghìn đồng. Ngoài ra, nếu mua bình khử độc Ozon còn được tặng kèm một bộ sục Ozon trị giá 200.000 đồng, một mũ bảo hiểm trị giá 200.000 đồng...”. Không chỉ có các sản phẩm về mảng thiết bị, đồ dùng, nhân viên tên Việt còn mạnh dạn giới thiệu và khuyến mại một loại rượu: "Đây là một loại rượu dùng xoa bóp khi chúng ta đau vai, đau lưng hay bố mẹ, ông bà chúng ta đau mỏi vai gáy. Loại rượu xoa bóp này chúng tôi bán với giá 100.000 đồng. Nhưng trong buổi truyền thông hôm nay chúng tôi sẽ khuyến mại cho các thầy, cô giáo". Dù nói rát cổ, bỏng họng kèm theo tất cả chiêu khuyến mãi nhưng các thầy cô giáo vẫn chưa ai mua. Một phần vì họ thấy giá cả các sản phẩm quá đắt, một phần vì họ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm này. Không ít thầy cô giáo tỏ ra khó chịu khi phải ngồi nghe nhân viên tiếp thị mời mua sản phẩm. Theo thông tin giáo viên quay đoạn video cung cấp: "Ban đầu, họ chỉ nói là truyền thông về an toàn thực phẩm nên tôi mới đến nghe. Nhưng, họ chỉ nói khoảng 5 - 10 phút thì chuyển sang tiếp thị bán hàng. Nếu truyền thông về an toàn thực phẩm là tốt nhưng ở đây rõ ràng họ không tuyên truyền cho học sinh mà chỉ nhắm đến thầy cô là đối tượng có tiền để mua sản phẩm". Bức xúc khi phải ngồi nghe thuyết trình, quảng cáo bán sản phẩm một cách bất đắc dĩ, thầy P. – giáo viên một trường THCS trên địa bàn huyện Bát Xát bày tỏ: “Giáo viên vùng cao như chúng tôi thì lấy đâu ra tiền mà mua mấy loại sản phẩm đó. Với lại chúng tôi ăn lương Nhà nước, giờ hành chính lại phải ngồi nghe tiếp thị bán hàng thấy thật khó chịu. Trong khi bản thân không muốn đến nghe nhưng vì có công văn của phòng GD&ĐT nên mới đến”. Không riêng thầy P. mà rất nhiều giáo viên khác cũng bức xúc trước việc bị ép buộc đi nghe quảng cáo sản phẩm mà họ không có nhu cầu mua. Bởi, thời gian lên lớp của họ đã phải dành thêm cho cả việc ngồi nghe tiếp thị sản phẩm. Thế nhưng, bản thân thầy P. và các giáo viên cũng không dám ý kiến lên lãnh đạo cấp trên. Chỉ cho giới thiệu chứ không chỉ đạo phải mua?Nhận được những thông tin phản ánh từ giáo viên, PV báo ĐS&PL đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Ngọc Anh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bát Xát. Trả lời về vấn đề ký công văn cho nhân viên công ty cổ phần Công nghệ sạch vào các trường trên địa bàn huyện tiếp thị sản phẩm và bán hàng, bà Ngọc Anh cho hay: "Tôi chỉ ký công văn cho giới thiệu sản phẩm chứ không chỉ đạo là phải mua sản phẩm. Các trường bố trí thời gian hợp lý thì cho người ta tới giới thiệu. Mà thấy họ cũng có bán được bao nhiêu đâu?". Khi được hỏi tại sao lại cho một công ty đến môi trường sư phạm tiếp thị, chào bán sản phẩm như ngoài chợ, bà Ngọc Anh phân trần: "Thực ra, họ cũng chỉ giới thiệu sản phẩm và chính bản thân tôi cũng mua một cái. Trong lúc thực phẩm của mình không được đảm bảo, họ đến thì tôi cũng tạo điều kiện cho họ chỉ đi giới thiệu thôi". Về thông tin giáo viên phản ánh không muốn đi nhưng vì có công văn của Phòng nên "miễn cưỡng" phải ngồi nghe, bà Ngọc Anh cho hay: "Làm gì có. Trong công văn tôi nói rõ là nếu trường bố trí được thì phải báo cáo Phòng. Nhưng đến bây giờ tất cả các trường chưa có báo cáo lại cho Phòng". Khi PV đặt câu hỏi: "Bà có biết việc, giáo viên trong giờ hành chính phải miễn cưỡng ngồi nghe tiếp thị sản phẩm?", bà này tỏ ra lúng túng: "Việc tiếp theo nữa nhà trường và công ty tự trao đổi với nhau, tôi không biết được...". Trước câu hỏi về trách nhiệm của mình khi ký công văn làm giáo viên mất thời gian đến nghe bán hàng, bà Ngọc Anh cho hay: "Trách nhiệm của tôi cũng chỉ là cho họ giấy giới thiệu thôi. Cái công ty của họ ở Hà Nội tôi không rõ, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm". Câu trả lời của bà trưởng phòng rất lạ. Bởi công ty này chẳng liên quan đến giáo dục, sao lại nói “trách nhiệm của tôi là cũng chỉ cho họ giấy giới thiệu”... Được biết, không chỉ bán sản phẩm máy Ozon, rất nhiều mặt hàng khác cũng được đem đến tiếp thị như: Xoong, nồi, chảo chống dính... Thầy P.V. P., một giáo viên của huyện Bát Xát trình bày: "Vì những lời quảng cáo sản phẩm hoàn hảo của nhân viên tiếp thị mà nhiều thầy cô đã bỏ tiền ra mua. Vợ tôi cũng là một giáo viên của huyện, có hôm vừa đi dạy về nhà thấy khoe vừa mua ở trường được chiếc chảo chống dính đa năng. Lúc đó, tôi chỉ biết cười cho qua...". Trong một diễn biến liên quan, trao đổi với PV báo ĐS&PL, đại diện công ty cổ phần thiết bị Công nghệ sạch cho biết: "Cách đây khoảng 3 tháng, công ty tôi có về phòng GD&ĐT huyện Bát Xát xin được truyền thông sản phẩm, nói về tình trạng thực phẩm ngày hôm nay ở các trường trên địa bàn huyện Bát Xát. Trên quan điểm đó, phòng GD&ĐT huyện Bát Xát đã nhất trí cho đơn vị xuống gặp gỡ giáo viên. Trong đó, phòng GD&ĐT cũng có một dòng nói rất rõ: "Các thầy cô phải lựa chọn sản phẩm làm sao cho phù hợp với bản thân, với nhà trường". Nhân viên của công ty cũng khẳng định: "Chúng tôi bán hàng có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan". Báo ĐS&PL tiếp tục thông tin về vụ việc này. Vị trưởng phòng có hành vi lạm quyền? Trao đổi với PV về sự việc này dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp nhận định: “Trong sự việc này, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bát Xát đã có hành vi lạm quyền. Là người ký công văn trên, bà Anh đã làm không đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình. Môi trường giáo dục thì chỉ dành riêng cho giáo dục chứ không được phép kinh doanh. Mặt khác đây lại là một sản phẩm không nằm trong danh mục của ngành giáo dục. Ngoài ra, văn bản kể trên có dấu hiệu vi phạm luật Cạnh tranh, vì rõ ràng không tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hoạt động kinh tế. Luật cũng không cho phép các cơ quan Nhà nước được quyền ban hành các quy định, chỉ thị và mệnh lệnh có nội dung “ưu ái”, “phân biệt đối xử” giữa các doanh nghiệp. Hoặc, bắt buộc các cơ quan, đơn vị và người dân phải sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp cụ thể...”. THẾ ANH
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-la-phong-giao-duc-cap-cong-van-cho-dn-vao-truong-hoc-tiep-thi-san-pham-a133514.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.