+Aa-
    Zalo

    Con 2 tuổi sốt nhiều ngày không dứt, bố mẹ tưởng bị cảm lạnh, ngờ đâu gặp phải tình huống nguy hiểm

    ĐS&PL Lo lắng đưa con đến bệnh viện thăm khám, bố mẹ bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo nguyên nhân.

    Theo thông tin đăng tải trên Sohu, sự việc xảy đến với một bé trai 2 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc). Mẹ bé trai cho biết cậu bé bắt đầu bị họ hàng chục ngày trước, sau đó bị sốt 10 ngày không đỡ.

    Ban đầu, bố mẹ cậu bé tưởng con trai bị cảm lạnh thông thường nên chỉ cho bé uống thuốc cảm. Tuy nhiên, bé trai uống nhiều thuốc cảm nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Lo lắng không biết con gặp vấn đề gì, bố mẹ cậu bé vội vàng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.

    Tại đây, các bác sĩ phát hiện bé trai 2 tuổi bị khí phế thũng khu trú, nghi có tiền sử hóc dị vật. Do đó, bé trai được đưa đi chụp CT lồng ngực, cho thấy có dị vật trong khi quản. Dị vật dài 13mm x 0,5mm, nhiều khả năng là một mẩu xương.

    Nghe bác sĩ nói, bố mẹ cậu bé mới chợt nhớ, cách đây không lâu, bé trai vừa ăn chân gà vừa nói chuyện và đùa với anh trai, rồi ho dữ dội. Người mẹ lúc đó vội vàng vỗ ngực con trai, cậu bé nôn ra một chút đờm và nước bọt. Thế nhưng, bố mẹ cậu bé lúc đó không mấy để tâm đến phản ứng bất thường của con.

    con 2 tuoi sot nhieu ngay khong dut bo me tuong bi cam lanh ngo dau gap phai tinh huong nguy hiem nay
    Sau khi được các bác sĩ nội soi gắp dị vật, bé trai 2 tuổi đã hạ sốt, nhanh chóng bình phục và được ra viện.

    Mẩu chân gà khá nhỏ, bị mắc kẹt trong khí quản hơn chục ngày, xung quanh bị mô hạt bao bọc. Thêm vào đó, bé trai còn nhỏ tuổi, khoang phổi hẹp. Bác sĩ lo xương móng gà sẽ rơi ra, thay đổi vị trí vào phế quản chính gây khó thở, thậm chí đe dọa tính mạng.

    Bé trai sau đó được các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật ra ngoài. Ca nội soi kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Cậu bé 2 tuổi sau đó đã hạ sốt, nhanh chóng bình phục và được các bác sĩ cho xuất viện.

    Hóc, sặc là những tai nạn rất hay gặp ở trẻ. Trong những trường hợp nặng, nếu bố mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong 5 – 10 phút, tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

    Tai nạn hóc, sặc có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở các bé từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này rất tò mò, những thứ tưởng như vô hại với người lớn như hạt nhãn, kim may, hạt dưa, kẹo cứng… đều có thể khiến trẻ bị hóc, sặc.

    Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh các bé bị sặc sữa, cháo hoặc hóc dị vật, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

    - Không nên ép trẻ ăn quá nhiều.

    - Không cho trẻ ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.

    - Chú ý quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi, lơ là một chút cũng có thể khiến các bé gặp nguy hiểm

    - Thiết kế một môi trường an toàn để bé chạy nhảy, chơi đùa, tuyệt đối không để các vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ.

    - Bố mẹ và người trông trẻ cần lưu ý chế biến đồ ăn cho trẻ, đặc biệt là đối với những thục phẩm có xương.

    - Khi phát hiện trẻ cho hạt, đồ chơi vào miêng, bố mẹ cần giữ bình tĩnh, không cố gắng móc họng bé vì hành động đó sẽ khiến trẻ sợ hãi, làm dị vật chui vào càng sâu hơn.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-2-tuoi-sot-nhieu-ngay-khong-dut-bo-me-tuong-bi-cam-lanh-ngo-dau-gap-phai-tinh-huong-nguy-hiem-a513146.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan