+Aa-
    Zalo

    Con gái nên học ngành kỹ thuật?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL)- Con gái nên học ngành kỹ thuật? Nhiều người cho rằng con gái theo học ngành này sẽ vất vả, cơ hội việc làm không rộng mở.

    (ĐSPL)- Con gái nên học ngành kỹ thuật? Nhiều người cho rằng con gái theo học ngành này sẽ vất vả, cơ hội việc làm không rộng mở... do đó, đây là câu hỏi được nhiều bạn gái đặt ra khi có ý định thi ngành kỹ thuật.

    Kỳ thi THPT quốc gia và mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 đã đi được gần hết chặng đường. Hiện nhiều bạn nữ có ý định thi ngành kỹ thuật đang khá băn khoăn về việc con gái theo học ngành này sẽ vất vả, cơ hội việc làm không được rộng mở như con trai.

    Thạc sĩ Vũ Thu Hương, ĐH Lâm nghiệp cơ sở 2: Khối ngành kỹ thuật vẫn có nhiều nữ sinh thi và đang học. Nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật trong giai đoạn hiện tại rất cao, mỗi cơ quan cần rất nhiều đội ngũ kỹ thuật cả nam và nữ... Với các bạn gái nếu học ngành này, chỉ cần cố gắng nỗ lực hơn một chút trong quá trình học tập thì các em sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt khi ra trường.

    Với các bạn gái nếu học ngành kỹ thuật, chỉ cần cố gắng nỗ lực hơn một chút trong quá trình học tập thì các em sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt khi ra trường.

    PGS-TS Lê Hiếu Giang – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM hiện có nhiều nữ sinh đang theo học và chúng tôi cũng luôn khuyến khích các bạn nữ theo học. Ở một số ngành kỹ thuật của trường, sinh viên nữ theo học sẽ được giảm 50\% học phí.

    Về vấn đề "con gái học kỹ thuật có khổ, có vất hay không", tôi xin trả lời rằng ngành nào cũng có những khó khăn thử thách riêng. Ngoài ra, trường còn có các ngành nhẹ nhàng phù hợp cho nữ như kinh tế gia đình, công nghệ may, thiết kế thời trang…Mỗi năm, trường có 400 chỉ tiêu dành cho sư phạm kỹ thuật. Sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành này có 2 bằng: Bằng kỹ sư và chứng chỉ sư phạm.

    Thầy Nguyễn Bá Tuấn – Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ, ngành kỹ thuật đang ngày càng phát triển, lượng thí sinh nữ theo học cũng ngày càng tăng hơn, cơ hội đầu ra cũng rất rộng lớn, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay ở các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, các nhà máy điện tử, cơ khí với mức lương khá hấp dẫn.

    Người theo học ngành này cũng đòi hỏi phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, có lối sống thực thực tế, thích hành động, thực hành, khéo léo, yêu thích sửa chữa và làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ….

    Chính vì vậy mà người theo ngành này hay bị cho là khô khan, cứng nhắt. Các ngành nghề của khối ngành này gồm có cơ khí & xây dựng, điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp và các ngành nghề liên quan khác như kiến trúc sư, kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp….

    Mỗi một ngành lại có rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Khối xét tuyển chủ yếu là A và A1, các trường đào tạo lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐH Kỹ thuật công nghiệp (Thái Nguyên), ĐH Công nghệ, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Mỏ Địa chất, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh, ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh… Điểm chuẩn cũng tùy theo từng trường với mức điểm từ bằng điểm sàn cho tới 24,25 điểm.

    Hãy lựa chọn theo niềm đam mê của mình dù đó là ngành kỹ thuật

    Tùy theo mỗi trường mà có cách phân ngành khác nhau. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc trong một số lĩnh vực chính: Công tác ở các viện nghiên cứu; công tác ở các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung Cấp, Dạy nghề; làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, xã hội, quốc phòng; làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành…

    Ngành có ảnh hưởng và quyết định tới tương lai của các em, do đó hãy chọn ngành nghề mà bản thân các em thấy đam mê.

    Khối ngành kỹ thuật vẫn có nhiều thi và đang theo học, các vị trí làm việc cũng có nhiều vị trí nhẹ nhàng dành cho nữ. Bên cạnh đó khi có đam mê thì là nam hãy nữ vẫn có thể theo học và làm việc được. Nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật trong giai đoạn hiện tại và tương lai đang rất cao, cơ hội việc làm cũng rất rộng mở, đặc biệt là đối với các em có năng lực, kỹ năng tốt.

    Vấn đề chọn nghề, ngành có ảnh hưởng và quyết định tới tương lai của các em, do đó hãy chọn ngành nghề mà bản thân các em thấy đam mê, yêu thích nhất. Những ngành em nêu đều có cơ hội việc làm tốt, do đó hãy chọn ngành mà em thấy đam mê, yêu thích và phù hợp nhất. Hãy thử tưởng tượng khi ra trường, khi đào tạo để xem em phù hợp với ngành nào hơn. Ngoài kiến thức được đào tạo theo chuyên ngành, em cũng cần chủ động đào tạo thêm cho bản thân các kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc sau này, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của các công ty thì cơ hội việc làm luôn rộng mở với em.

    Đức An(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]vajPsa5gJj[/mecloud]

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-gai-nen-hoc-nganh-ky-thuat-a107573.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.