+Aa-
    Zalo

    Con ơi đừng khóc vì các thần tượng K-pop nữa!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Câu chuyện các con của mình vì quá mê mẩn mấy anh chàng, cô nàng xinh đẹp ở Hàn mà quên mất mình là đứa con của ai, sinh ra vì mục đích gì lại khiến người làm cha như tôi

    Câu chuyện các con của mình vì quá mê mẩn mấy anh chàng, cô nàng xinh đẹp ở Hàn mà quên mất mình là đứa con của ai, sinh ra vì mục đích gì lại khiến người làm cha như tôi đau lòng...

    Đọc tin tức trên mạng về việc, một đứa trẻ 13 tuổi bị cha mình giết một cách dã man bằng cách đâm liên tiếp vào người cho tới  khi con chết cũng chỉ vì con cuồng trai xinh, gái đẹp mà tôi thấy buồn thay. Sự việc để lại vết thương quá lớn, để lại nỗi ân hận quá sâu sắc cho người cha dù rằng, đó chỉ là một phút nông nổi đã khiến anh mất đi ý chí. Đứa trẻ theo lời kể của mọi người thì quá cứng đầu, quá mê mẩn người nổi tiếng K-pop mà không nghĩ đến cha mẹ, không tôn trọng cha mẹ mình nên cuối cùng đã chịu một kết quả bi thương đến vậy.

    Tôi, thân là một người cha thực sự thấy quá chua xót khi đọc được câu chuyện này, trong một giây phút nào đó, tôi bàng hoàng nghĩ tới các con của tôi. Tôi cũng đang có hai đứa con tuổi ăn, tuổi học, cái tuổi mà chúng có rất nhiều sở thích trẻ con mà sau này, khi lớn lên, chúng mới hiểu đó là điều ngớ ngẩn. Nhưng hiện tại, chúng thật sự không nhận ra, mình đang làm cái chuyện điên rồ thế nào!

    Ở Trung Quốc, có một sự việc đau lòng thế này, cô bé 13 tuổi bị cha mình mắng vì đã quá cuồng K-pop, một nhóm nhạc bên Hàn mà không còn nhớ cha mẹ mình là ai. Tức là, cháu không dành sự tôn trọng cho cha mẹ dù cha mẹ là người sinh ra mình, ủng hộ mình, nuôi mình khôn lớn. Cháu cho rằng, các thần tượng còn tốt hơn cha mẹ mình nhiều, vì họ quá đẹp, quá xinh, hát quá hay, nhảy quá giỏi. Tôi không phân tích được tâm lý của giới trẻ bây giờ, chúng ở đâu ra cái suy nghĩ cuồng như vậy, và cũng không hiểu tại sao chúng lại có thể không phân biệt được ngoài đời và trên sân khấu. Họ hát hay, nhảy đẹp thật đấy, nhưng họ cũng chỉ là những người đang làm nghề, là người kiếm tiền nhờ cái nghề ca hát, nhảy múa ấy. Cũng giống như chúng ta, chúng ta đi làm, yêu nghề và phải làm hết mình vì công việc thì mới kiếm được tiền, nuôi sống bản thân. Sự thần tượng của giới trẻ chính là góp một phần quan trọng khiến họ kiếm được nhiều tiền hơn, và dành được nhiều sự mến mộ, thành công hơn nữa.

    Con ơi, đừng khóc vì các ‘ôppa’ K-pop nữa! - 1

    Tôi, thân là một người cha thực sự thấy quá chua xót khi đọc được câu chuyện này, trong một giây phút nào đó, tôi bàng hoàng nghĩ tới các con của tôi. (Ảnh minh họa)

    Và cháu gái nhỏ ấy vì bị cha mắng mỏ khi không chịu đi học, chỉ suốt ngày mua đĩa nhạc, ảnh hình của các anh chàng đẹp trai xứ Hàn nên đã cãi lại, đã coi cha mẹ không ra gì. Cô gái nhỏ liên tục nói cha mẹ không bằng họ, tự cho rằng, thần tượng mới là người xứng để mình yêu thương, tôn trong. Trong khi mẹ mình thì đang bị bệnh thần kinh đó. Người cha một mình nuôi con, đã không chấp nhận cảnh tượng này, trong cơn ức chế đã gây ra lỗi lầm, giết hại con.

    Rồi người cha ân hận, cũng muốn kết liễu cuộc đời mình nhưng không thành. Đó, một bi kịch gia đình đau đớn đã xảy ra, một bi kịch mà người đời không bao giờ lường trước được. Cho trẻ yêu, cho trẻ xem ca nhạc, cho trẻ tiền để đam mê những thứ như vậy quá sớm ở trên mạng, trên tivi, đó là một điều sai lầm của các bậc làm cha mẹ.

    Quay trở lại việc mê các thần tượng ở nước ta, tôi, thân làm người ta, nhiều khi tôi thấy buồn vô hạn. Mới đây, mỗi dịp tôi nghe tin có sao nào đó sang nước mình, rồi các em thanh thiếu niên cứ ùa đến, bổ vây đến, thậm chí là không ngủ, thậm chí là ngồi ăn bánh mì bê tha, khổ sở ở sân bay để chờ các thần tượng, tôi cứ băn khoăn. Tôi tự hỏi, không biết đám người kia có sức hút gì mạnh thế mà mấy cháu nhỏ lại không dám đi vệ sinh để chờ họ. Hỏi tại sao thì đúng là, vì sợ trong lúc đi vệ sinh, thần tượng lại đi qua mất. Có nào được sờ vào tay, có nào được ôm, được nói chuyện, có chăng cũng chỉ là nhìn một cái cho thỏa mong ước. Đó, chờ cả ngày, cả đêm cũng chỉ để làm một việc như thế.

    Con ơi, đừng khóc vì các ‘ôppa’ K-pop nữa! - 2

    Hồi trước, tôi có nghe người ta nói, còn có cả những người cuồng tới mức, hôn lên ghế của thần tượng mình, liếm chỗ ngồi của thần tượng mình đã ngồi chỉ để tỏ sự si mê, thần tượng.
    (Ảnh minh họa)

    Rồi đáng buồn hơn, lại có những người cứ khóc nức nở, ôm mặt khóc như cha chết, mẹ chết. Mà thậm chí là cha chết mẹ chết cũng không khóc được như thế ấy chứ. Có lẽ đó là sự xúc động vì gặp được thần tượng của mình. Không hiểu, những người đó có sức hút gì mà khiến cho giới trẻ lại cuồng như vậy?

    Hồi trước, tôi có nghe người ta nói, còn có cả những người cuồng tới mức, hôn lên ghế của thần tượng mình, liếm chỗ ngồi của thần tượng mình đã ngồi chỉ để tỏ sự si mê, thần tượng. Trời ạ, sao lại có những đứa trẻ tội nghiệp tới thế. Chúng cứ nhìn thần tượng đi qua mà gào, mà khóc rồi quỳ xuống chắp tay. Thử hỏi, làm cha mẹ chúng, sinh chúng ta, nuôi chúng lớn, liệu có bao giờ chúng cần cha mẹ, yêu thương và tôn kính cha mẹ tới mức như vậy chưa? Thậm chí nhiều đứa trẻ, cha mẹ chúng mắng ,mặt chúng còn vênh lên, coi cha mẹ không ra gì. Thật đáng buồn. Người nuôi bao năm không bằng một trào lưu như vậy. Chuyện liếm chỗ ngồi mới là chuyện ‘tai quái mà trước giờ tôi chưa dám nghĩ tới’.

    Vậy thực ra, chuyện này là do ai? Có phải do cha mẹ chúng ta đã quá hờ hững với trẻ, đã quá thờ ơ với những sở thích và đam mê của trẻ? Hành động của người cha giết con khi phát hiện con cuồng K-pop thật đúng là quá nông nổi. Dù là con bướng, con hư cũng không thể nóng giận làm hại một gia đình như vậy.

    Con ơi, đừng khóc vì các ‘ôppa’ K-pop nữa! - 3

    Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ, quan tâm tới chúng từ chuyện học hành tới chuyện sở thích, để hiểu được chúng cần gì. Đừng cứ thả cho trẻ thích làm gì thì làm rồi tới lúc lại ân hận. (Ảnh minh họa)

    Phải giải thích cho con hiểu, thực sự của những người nổi tiếng cũng chỉ là những người theo nghề để kiếm sống. Con có thích nhưng không thể cuồng họ tới vậy, vì họ không phải là những người thân của chúng ta, không phải là những người ta đi đến hết cuộc đời cùng. Họ có cả trăm, cả nghìn người hâm mộ giống như những đứa trẻ đó, và chắc chắn, họ sẽ không thể biết được, có một người như chúng đang hâm mộ họ.

    Thứ hai là, nên cho trẻ những môi trường học tập khác, giống như việc tạo phòng đọc sách riêng, cấm trẻ xem nhiều tivi, không cho trẻ tiếp xúc với vi tính nhiều, như thế trẻ sẽ được được các thông tin trên mạng, thậm chí là học đòi theo đó để làm càn.

    Thứ 3, không nên dùng bạo lực dạy dỗ trẻ. Hãy nhờ sự can thiệp của nhà trường nếu thấy trẻ có cất giấu băng đĩa ca nhạc này kia. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ, quan tâm tới chúng từ chuyện học hành tới chuyện sở thích, để hiểu được chúng cần gì. Đừng cứ thả cho trẻ thích làm gì thì làm rồi tới lúc lại ân hận.

    Theo Khám phá

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-oi-dung-khoc-vi-cac-than-tuong-k-pop-nua-a26689.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.