+Aa-
    Zalo

    Công bố hiện trạng môi trường biển: Nhiều băn khoăn được đặt ra

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Sau những kết luận về hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế, nhiều băn khoăn được lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung và các nhà nghiên cứu đặt ra.

    (ĐSPL) - Sau những kết luận về hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế, nhiều băn khoăn được lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung và các nhà nghiên cứu đặt ra.

    Sáng 22/8, sau khi đại diện Bộ TN-MT công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế, nhiều cá nhân, tổ chức gồm lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tỏ ý đồng tình.

    Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số ý kiến băn khoăn với các nội dung của bản kết luận phân tích kết quả quan trắc.

    Sáng 22/8 diễn ra buổi Công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.

    Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đưa ra nhận định rằng môi trường có cơ chế tự phục hồi, nhưng cụ thể việc phục hồi sau ô nhiễm là do bay hơi, hòa tan hay phát tán vẫn chưa có sự giải thích rõ. Ngoài ra, với việc đánh giá cho rằng ngưỡng giá trị các độc tố như phenol, xyanua theo tiêu chuẩn Việt Nam trong giới hạn cho phép, nhưng giới hạn đó là giới hạn nào?

    Còn ông Lê Minh Ngân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết tại các khu vực cách bờ 1,5km thuộc Sơn Dương - Hà Tĩnh (diện tích khoảng 300km2), cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (diện tích khoảng 330km2), hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế (diện tích khoảng 160km2), do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, dù nằm trong giới hạn cho phép nhưng có một số thông số môi trường cao hơn so với các khu vực khác cần tiếp tục được giám sát và quan trắc thường xuyên. Như vậy, cá biển người dân đánh bắt ở trong khu vực này đã ăn được chưa, liệu có an toàn? Ông Ngân cho rẳng cần có câu trả lời rõ ràng hơn để nhân dân an tâm bám biển, người dân yên tâm ăn cá, tắm biển.

    Ông Ngân cũng đề nghị các bộ ngành cần có giải pháp về mặt lâu dài bởi chỉ tiêu độc tố môi trường biển còn cao, đồng thời đề nghị Bộ TN&MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh có giải pháp kiên quyết quản lý, giám sát Formosa trong quá trình hoạt động sắp tới, không để xảy ra sự cố tương tự.

    Theo PGS-TS Nguyễn Văn Hợp (ĐH Khoa học Huế), kết luận cho biết độc tố trong thủy hải sản giảm dần theo thời gian, giảm nhưng đến mức nào rồi và các độc tố so với các vùng không bị ô nhiễm ra sao, cần phải làm rõ chứ không thể nói giảm chung chung.

    PGS-TS Nguyễn Văn Hợp (Đại học Khoa học Huế) đặt câu hỏi.

    Trước câu hỏi cá đã an toàn chưa, đại diện Bộ Y tế cho hay sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, Bộ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lấy mẫu phân tích. Kết quả bước đầu cho thấy, các mẫu lấy từ tháng 6 trở về sau, các chất ô nhiễm giảm dần. 

    “Sau khi Bộ TN&MT công bố vùng biển an toàn, chúng tôi sẽ cùng với Bộ NN&PTNT giám sát, khi nào có kết quả chắc chắn thì sẽ phối hợp để công bố” – đại diện Bộ Y tế nêu.

    NHÓM PVMT

    Nguồn: Người đưa tin

    [mecloud]nCghE2vtou[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-bo-hien-trang-moi-truong-bien-nhieu-ban-khoan-duoc-dat-ra-a144704.html
    Sự kiện: Ngoại tình
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan