+Aa-
    Zalo

    Công văn khẩn của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà

    • DSPL
    ĐS&PL Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Công văn khẩn số 995/BYT-DP về việc tăng cường phòng, chống bệnh ho gà gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Công văn khẩn số 995/BYT-DP về việc tăng cường phòng, chống bệnh ho gà gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước.

    [poll3]1529[/poll3]

    Để chỉ đạo các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh Ho gà, ngày 06/3 Bộ Y tế đã có Công văn số 905/BYT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng chống bệnh Ho gà.

    Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, diễn biến bệnh có thể dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa.

    Theo đó, bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, diễn biến bệnh có thể dẫn đến tử vong. Trong những tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc ho gà tại một số tỉnh, thành phố so với cùng kỳ năm 2016, tập trung chủ yếu tại một tỉnh khu vực phía Bắc.

    Để chủ động phòng, chống dịch bệnh ho gà, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin, tổ chức rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng trên địa bàn, thông báo cho đối tượng tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều, tránh bỏ sót, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% ở quy mô xã, phường.

    Ngoài ra, cần thực hiện tiêm bổ sung ngay đối với các trường hợp trì hoãn tiêm, kiên quyết xóa các “vùng lõm” trong tiêm chủng.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tập trung triển khai hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ…

    Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh tại khu vực có nguy cơ cao, địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

    Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

    Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván –DTP hoặc  vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virut viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đủ liều, đúng lịch.

    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

    Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

    Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

    Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem:

    Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

    Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

    Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

    Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-van-khan-cua-bo-y-te-ve-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-benh-ho-ga-a183175.html
    Cách chữa ho gà cho trẻ sơ sinh

    Cách chữa ho gà cho trẻ sơ sinh

    (ĐSPL) bệnh ho gà gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời nên khiến cha mẹ hết sức lo lắng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách chữa ho gà cho trẻ sơ sinh

    Cách chữa ho gà cho trẻ sơ sinh

    (ĐSPL) bệnh ho gà gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời nên khiến cha mẹ hết sức lo lắng.