+Aa-
    Zalo

    Cú bứt phá ngoạn mục của thương hiệu VPBank

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong bức tranh chung tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam, VPBank vẫn tỏ ra nổi bật trong cả khía cạnh kinh doanh, phục vụ khách hàng cho đến trách nhiệm xã hội.

    Trong bức tranh chung tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam, VPBank vẫn tỏ ra nổi bật trong cả khía cạnh kinh doanh, phục vụ khách hàng cho đến trách nhiệm xã hội.

    Brand Finance, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới mới đây đã công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu ngân hàng (Brand Finance Banking 500) lớn nhất toàn cầu năm 2021.

    Có tổng cộng 9 ngân hàng tại Việt Nam nằm trong top 500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu của Brand Finance. Trong đó, cái tên đứng ở vị trí cao nhất trong nhóm ngân hàng TMCP tư nhân thuộc về VPBank với vị trí 243, tăng 37 bậc so với năm ngoái.

    Theo Brand Finance, giá trị thương hiệu được tính toán dựa trên nhiều tiêu chí tổng quan về ngân hàng. Đó là những giá trị hữu hình như thị phần, tốc độ tăng trưởng, quy mô tài sản, năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động cho tới những giá trị vô hình như mức độ trung thành của khách hàng hay giá trị kỳ vọng trong tương lai.

    Dựa trên những tiêu chí đó, hãng xếp hạng Anh quốc ghi nhận giá trị thương hiệu của VPBank trong năm 2020 đã đã tăng 41%, lên mức 502 triệu USD so với mức 354 triệu USD trong danh sách công bố năm 2019. So với mức định giá 56 triệu USD hồi năm 2016, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng gấp 9 lần chỉ trong vòng 5 năm.

    “Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến hệ thống tài chính khu vực thế giới sụt giảm trong bảng xếp hạng thì mức tăng trưởng giá trị thương hiệu của VPBank được cho là ‘ngoạn mục’, ông Lại Tiến Mạnh, đại diện Brand Finance tại Việt Nam đánh giá.

    Giá trị thương hiệu VPBank tăng mạnh nhờ hưởng lợi từ sự đi lên của ngành ngân hàng Việt Nam. Ngành ngân hàng Việt Nam là tiêu điểm khi có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong bảng xếp hạng, với mức tăng 23%.

    Khả năng kiểm soát Covid-19 đã giúp các ngân hàng Việt Nam chống lại xu hướng suy giảm giá trị thương hiệu của lĩnh vực này trên toàn cầu. Song song với đó, những cải cách nội bộ giúp tăng cường sức mạnh lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, không chỉ thúc đẩy doanh thu mà còn cả uy tín và niềm tin vào thương hiệu.

    Trong bức tranh chung tích cực đó, thành quả VPBank đạt được cũng rất nổi bật. Ngân hàng liên tục duy trì được đà tăng trưởng trên 20% mỗi năm trong vòng 5 năm qua. Năm 2020, ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh nổi bật với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 13 nghìn tỉ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch đề ra đầu năm, tăng trưởng hơn 26% so với năm 2019.

    Tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 419 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng hơn 11%. Tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt hơn 320 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 19%; trong đó ngân hàng riêng lẻ tăng 21,8%. 

    Công tác quản trị rủi ro của VPBank hiệu quả. Nợ xấu được kiểm soát tốt, đạt 2,9% vào cuối năm 2020; trong đó tại ngân hàng riêng lẻ lần đầu tiên nợ xấu xuống dưới 2%. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 28,4%, thấp hơn nhiều so với mức tối đa quy định là 40%.

    Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng hợp nhất đạt trên 11% theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn mức quy định tối thiểu 8%. Các con số này cho thấy VPBank thận trọng trong hoạt động mà còn tạo tiềm năng tiếp tục tăng trưởng cao cho giai đoạn tiếp theo.

    Những con số trên cho thấy VPBank không chỉ tăng trưởng bứt phá mà còn có nền tảng khá vững chắc để tiếp tục duy trì vị thế trong cuộc đua trở thành một trong ba ngân hàng có giá trị nhất như đã đề ra cho giai đoạn 2018 - 2022.

    Ở khía cạnh thương hiệu, hình ảnh VPBank ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Công cuộc số hóa không chỉ giúp tối ưu hóa vận hành, giảm thiểu chi phí mà còn giúp VPBank xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ, qua đó nâng cao trải nghiệm và mức độ trung thành của khách hàng.

    Trong thời điểm diễn ra dịch Covid-19, VPBank cũng là ngân hàng luôn đồng hành, hỗ trợ với doanh nghiệp và người dân trước tác động của dịch bệnh, với 2 lần hạ lãi suất cho vay, hàng loạt các chương trình giãn nợ, gia hạn, tái cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các chương trình ưu đãi... được áp dụng để chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Bên cạnh các chương trình an sinh xã hội như đóng góp 40 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng chống COVID-19; tặng 1.000 suất quà cho các chiến sỹ biên phòng Cao Bằng tại biên giới; tặng 02 xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa…VPBank còn sáng tạo trong việc mang đến cho cộng đồng những giá trị về tinh thầ mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được như giải chạy thường niên VPBank Hanoi Marathon, chuỗi đêm nhạc đỉnh cao VPBank Private Concert…

    Đại diện VPBank chia sẻ, việc VPBank vượt tới gần 40 bậc trong bảng định giá các thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu là “trái ngọt” có được sau những nỗ lực cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ, sản phẩm và chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.... Chúng tôi nhận định đây vừa là niềm tự hào nhưng cũng là một nhiệm vụ, đòi hỏi sự tập trung quyết liệt hơn nữa của toàn ngân hàng, nhằm không những tăng trưởng bền vững để giữ vững dẫn đầu mà còn gia nhập nhóm các thương hiệu mạnh của khu vực./.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cu-but-pha-ngoan-muc-cua-thuong-hieu-vpbank-a359405.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan