Cô gái trẻ buôn bán thiết bị phục vụ cho việc cờ bạc bịp


Thứ 2, 19/06/2017 | 03:18


Cùng sự kiện

Kiểm tra hộ kinh doanh của gia đình Huệ, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 19 chủng loại mặt hàng phục vụ việc đánh bạc trái phép. Các loại hàng này đều thuộc loại c

Kiểm tra hộ kinh doanh của gia đình Huệ, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 19 chủng loại mặt hàng phục vụ việc đánh bạc trái phép. Các loại hàng này đều thuộc loại công nghệ tinh vi dùng để gian lận trong giới cờ bạc bịp.

Báo Người Đưa Tin dẫn nguồn thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay, mới đây, phòng Cảnh sát đường thủy, và đội Quản lý thị trường số 1, chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã phối hợp kiểm tra hộ kinh doanh của gia đình Lê Thị Huệ (SN 1990), trú tại số nhà 25 phố Lê Hồng Sơn, phường Đông Thọ, TP.Thanh Hóa.

Cơ quan chức năng phát hiện 19 mặt hàng công nghệ cao phục vụ cờ bạc bịp - Ảnh: Người Đưa Tin

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ 19 chủng loại mặt hàng phục vụ việc đánh bạc trái phép. Đáng chú ý, các loại hàng hóa này đều thuộc loại công nghệ tinh vi dùng để gian lận trong giới cờ bạc bịp chuyên nghiệp.

Lê Thị Huệ và tang vật - Ảnh: Tiền Phong

Toàn bộ 19 chủng loại mặt hàng này gồm: 1.200 bộ bài lá (được quét mã vạch và đánh dấu các hoa văn dùng cho các máy đánh bạc), 9 hộp kính áp tròng (có thể nhìn xuyên thấu qua các lá bài), 11 điện thoại di động các loại (có gắn phần mềm đánh bạc), 5 bộ bát đĩa (có gắn camera, nam châm), 15 ví (dùng để tráo bài lá); 3 vòng lắc tay màu nâu, 12 chìa khóa ô tô, 34 chìa khóa điều khiển cửa điện (dùng để báo rung), 15 tai nghe mini cùng nhiều dụng cụ phục vụ cho việc đánh cơ bạc bịp tinh vi khác.

Theo báo Tri thức trực tuyến, Huệ khai nhận, toàn bộ số hàng nói trên được nhập từ Trung Quốc, sau đó đưa về Việt Nam lắp ráp rồi mới đem đi tiêu thụ.

Để phân phối sản phẩm, cô ta thường quảng cáo và rao bán trên các trang mạng mà chỉ người trong giới cờ bạc bịp mới biết.

Khách hàng của Huệ không chỉ ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Thanh Hóa mà còn ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình.

Điều 153. Tội buôn lậu (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm  triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm  đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất  lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù  từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính  đặc biệt  lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-gai-tre-buon-ban-thiet-bi-phuc-vu-cho-viec-co-bac-bip-a193699.html