+Aa-
    Zalo

    Cười "té ghế" trước bình luận "bá đạo" về phim 2.000 tập "Cô dâu 8 tuổi"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau khi biết bộ phim Cô dâu 8 tuổi kéo dài đến 1972 tập, cư dân mạng có những lời bình luận gây cười chảy nước mắt.

    (ĐSPL) - Sau khi biết bộ phim Cô dâu 8 tuổi kéo dài đến 1972 tập, cư dân mạng có những lời bình luận gây cười chảy nước mắt.

    [mecloud]iCaUxt2Jk7[/mecloud]

    Cô dâu 8 tuổi được chiếu tại Việt Nam vào đúng khung giờ vàng. Bộ phim truyền hình Ấn dài tới... gần 2.000 tập đã tạo ra một cơn sốt "khó tin" cho nhiều khán giả Việt Nam, tập trung nhiều nhất là phụ nữ trung niên.

    Cô dâu 8 tuổi Anandi.

    Nội dung bộ phim hiện gây sốt này lấy bối cảnh ở vùng nông thôn bang Rajasthan, tây bắc Ấn Độ. Cô dâu 8 tuổi đã chinh phục người xem bằng cốt truyện và dàn diễn viên đẹp mắt của xứ Bollywood.

    Bộ phim được xây dựng trên câu chuyện có thật của một bé gái tên là Anandi xinh xắn, thông minh nhưng sớm trở thành nạn nhân của tục tảo hôn bất đắc dĩ mà phải kết hôn với bé trai Jagdish khi mới tám tuổi.


    Phim xoay quanh cuộc sống của “người vợ trẻ” trong gia đình nhà chồng đầy sóng gió với những lễ nghi đầy áp đặt. Chính những mâu thuẫn nội bộ của gia đình cô bé này khiến người xem xót xa không thể bỏ lỡ một tập phim nào.

    Trong khi các bà, các cô say mê Cô dâu 8 tuổi thì những thành viên khác trong gia đình đang phải... "cắn răng" chịu đựng bộ phim truyền hình dài lê thê đến mức "đáng sợ" này.


    Sau khi có thông tin về việc Cô dâu 8 tuổi sẽ kéo dài đến 1.927 tập và sẽ còn tiếp tục được sản xuất, nhiều diễn đàn đã được lập ra và các cư dân mạng thi nhau trút bỏ nỗi niềm về việc bị bộ phim này... "hành hạ" như thế nào. Phần lớn các bình luận than phiền đều xoay quanh việc bộ phim quá dài với những tình tiết "siêu" chậm chạp.

    Dưới đây là một số lời bình luận hài hước của khán giả khi xem bộ phim:

    Một khán giả viết lại diễn biến của một tập phim: “Trích đoạn nửa tập phim: Mẹ Chồng: "Anandi con đã về rồi", quay chậm mặt từng nhân vật (cỡ 6 7 người gì đấy). Annandi: lắc lắc cái đầu khóc lóc, quay chậm mặt từng nhân vật, Mẹ chồng khóc, quay chậm mặt từng nhân vật. Anandi khóc, quay chậm mặt từng nhân vật.  Mẹ chồng: Thôi vào nhà đi con. Anandi: Vâng.

    Bỗng dưng có tiếng hét: Tất cả ở yên đấy!, quay chậm mặt từng nhân vật. Bà chồng từ trên cầu thang từ từ bước xuống, quay chậm mặt từng nhân vật. Quay đến mặt bà chồng vắt cái khăn lên cổ, quay chậm mặt từng nhân vật. Quay đến mặt  Anandi, quay đến mặt bà chồng”...

    Những bình luận hài hước về bộ phim.

    Một khán giả khác viết: "Có mỗi việc sai đứa con sang nhà hàng xóm mà hết 2 tập nó chưa chịu sang. Đi ngang qua nhau nhìn thấy nhau hết nửa tập. Người chết 5 tập chưa chôn. Có cái đám tang khóc lóc hết  5 ngày trời. Nói một câu xong cả nhà nhìn nhau hết tập.

    Chàng dỗi nàng, vùng vẫy sang đường thì bị xe đâm. Bắt đầu hành trình Tìm về dấu yêu, mất hết 5 tập. Có mỗi cảnh ăn cơm hết 3 tập. Một đoạn cãi nhau kéo dài 30 phút. Phim dài 1 tiếng thì slow motion hết nửa tiếng, lườm nhau nửa tiếng, lườm hết đứa này đến đứa khác".


    "Quá bức xúc với Cô dâu 8 tuổi, không thể chịu đựng được bộ phim này. Kinh hoàng nhất là có cái tập nào mà nhận vật phụ chết ấy,  từ đầu đến cuối tập quay mỗi cảnh vợ khóc, rồi lại lia sang mặt chồng nằm trong quan tài, rồi lại quay sang cảnh vợ lèm bèm sướt mướt "anh ơi đừng đi", xong lại quay sang mặt chồng trong quan tài, rồi lại quay vợ lèm bèm "em nhớ anh", xong lại lia tiếp sang mặt chồng nằm trong quan tài, quay qua quay lại thế là hết  1 tập" - một khán giả bày tỏ bức xúc.


    "Mà cũng không hiểu phim kiểu gì… Nhân vật chính cũng khóc. Phụ cũng khóc. Chửi nhau là khóc. Cãi nhau thì cũng nhoè vì nước mắt. Thằng oan cũng khóc. Mà thằng vu oan thấy tội cho thằng bị oan cũng lăn ra khóc. Trẻ con, người lớn, trung niên, ông bà già trong phim đều ít nhất 1 lần phải khóc.

    Cả nhà vừa đón được cô dâu về nhà câu trước câu sau là khóc. Đến cả ngồi ăn cơm cũng chuẩn bị mắt trước mắt sau mà cùng lăn ra khóc. Rồi đến nhiều khi trong phim cả nhà vừa ngưng khóc, không hiểu lòi đâu ra đứa osin lao vào khóc hôi, thế là cả nhà được thể lại lăn ra khóc. Ôi thần linh ơi…".



    Có rất nhiều lập luận quanh lý do vì sao các bộ phim Ấn Độ nói chung lại có mạch phim "dài lê tha lê thê" và được sản xuất kéo dài như vậy. Một trong số đó được cho là lối sống của người dân Ấn Độ vốn trọng lễ nghi và ưa tiểu tiết.

    Thay vì các tình tiết được đẩy nhanh để tiết kiệm thời lượng, thì phim truyền hình Ấn Độ muốn người xem tiếp cận từ toàn cảnh đến cận cảnh để diễn đạt đầy đủ diễn biến biểu cảm của tất cả nhân vật trong phim.

    Cô dâu 8 tuổi đã lớn nhưng bộ phim vẫn chưa kết thúc.

    Thứ hai, thị hiếu của khán giả Ấn Độ chuộng âm nhạc và vũ đạo, vì thế, để một bộ phim truyền hình "giữ chân" người xem, các đạo diễn có chiến lược tập trung vào gương mặt diễn viên để gây ấn tượng với khán giả, tận dụng "vốn có sẵn" là nhan sắc thu hút của dàn diễn viên.

    Bên cạnh đó, nhịp phim này tuy được xem là chậm nhưng rất phù hợp với các đối tượng xem là nội trợ tại nhà nói chung, giúp người xem dễ dàng bắt kịp mạch phim cũng như không khiến một tập phim xuất hiện quá nhiều cảnh kịch tính đi ngược tác dụng giải trí thường ngày. Thế nên bà và mẹ cũng giới trẻ chúng ta "mê điếu đổ" bộ phim này là vì vậy.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuoi-te-ghe-truoc-binh-luan-ba-dao-ve-phim-2000-tap-co-dau-8-tuoi-a99393.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.