+Aa-
    Zalo

    Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ nói về công việc phải đi khắp nơi: Sự xáo trộn và vẻ đẹp đằng sau

    • DSPL
    ĐS&PL Chia sẻ trên CNN, cô Loren Braunohler, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, cho biết trong thời gian làm việc, cô và gia đình liên tục di chuyển tới khắp nơi trên thế giới.

    Loren Braunohler là một cựu nhân viên ngoại Mỹ. Cô từng làm việc ở nhiều nơi bao gồm Mozambique, Venezuela, Sudan, Washington D.C (Mỹ) và Thái Lan. Sau 1 thập kỷ làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cô đã nghỉ hưu ở nhà làm nội trợ và trở thành một cây bút chuyên viết vè du lịch.

    Chia sẻ trên CNN, cô Braunohler viết: "Nhà ngoại giao là một công việc vô cùng khác thường. Tôi biết điều đó vì tôi là một nhà ngoại giao và chồng tôi cũng vậy. Chúng tôi đã đưa con cái mình, thú cưng và mọi đồ đạc cần thiết đi khắp nơi trên thế giới vài năm một lần.

    Tuỳ thuộc vào nơi chúng tôi đến, chúng tôi có thể đạp xe đến dãy Alps, đi bộ đến dãy Himalaya, lướt sóng ở Sydney (Australia) hoặc thưởng thức đồ ăn Thái Lan vào những ngày bình thường".

    nhan vien ngoai giao 2
    Gia đình của cô Braunohler. Ảnh: CNN

    Tuy nhiên, cuộc sống của một nhà ngoại giao không phải lúc nào cũng dễ chịu như vậy. Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ chia sẻ cô và chồng từng đến những nơi khó khăn hơn, phải tiếp xúc với bệnh sốt xuất huyết, bệnh dịch hạch, sống ở nơi có chế độ độc tài hoặc những thành phố có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

    Luôn sẵn sàng đi khắp nơi

    Khi nhắc tới công việc của một nhà ngoại giao, hầu hết mọi người vẫn chưa thể hình dung được họ là ai và những gì họ phải làm. Theo đó, cô Braunohler chia sẻ trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ của một nhà ngoại giao Mỹ, cô từng gặp những kẻ gây ra tội ác chiến tranh và cả những nhà lãnh đạo đáng kính của các tổ chức nhân đạo. 

    Ngoài ra, cô cũng từng gặp gỡ phiến quân Darfur trên sa mạc để thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ Sudan ở châu Phi, cô tham gia vào tiến trình đàm phán hoà bình, kết nối các doanh nghiệp Mỹ với thị trường quốc tế và giúp đỡ công dân Mỹ sinh sống tại nước ngoài. 

    nhan vien ngoai giao
    3 mẹ con cô Braunohler chụp ảnh trên hồ băng Strbske Pleso ở Slovakia vào năm 2018. Ảnh: CNN

    Bên cạnh đó, một nhà ngoại giao Mỹ còn có nhiệm vụ thực hiện các chính sách đối ngoại của Mỹ, cho thế giới biết vị trí của Washington và những gì họ đại diện. Cựu nhân viên ngoại giao cho biết: "Phần lớn thời gian chúng tôi sống và làm việc ở nước ngoài trong các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ, thỉnh thoảng thì đi công tác trong nước tại thủ đô Washington D.C".

    Theo cô Braunohler, 2 vợ chồng cô đã làm việc này trong 20 năm và đã sinh sống ở tổng cộng 9 quốc gia, học 6 thứ tiếng và tới hầu hết các lục địa trên thế giới. Cô viết: "Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình ở Mozambique và Venezuela; chồng tôi bắt đầu sự nghiệp ở Thái Lan, Iraq và Úc. Chúng tôi đính hôn ở Venezuela, kết hôn ở Thái Lan và hưởng tuần trăng mật ở Lào. Sau đó chúng tôi phục vụ cùng nhau ở Sudan, Washington D.C. và Thái Lan". 

    Trong thời gian này, cô đã từ chức và ở nhà chăm sóc gia đình. Cô và chồng đã có với nhau 3 người con trước khi tới Ba Lan làm việc. Sau đó, trong 1 năm ở Rhode Island tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân, gia đình cô tiếp tục chào đón thành viên thứ 6 và hiện họ đang sinh sống ở Ukraine. 

    nhan vien ngoai giao 1
    Chồng của cô Braunohler hiện vẫn đang là một nhà ngoại giao và sẵn sàng đi tới khắp nơi. Ảnh: CNN

    Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải điểm dừng chân cuối cùng của họ. Cô Braunohler cho biết trong vòng chưa đầy 1 năm nữa, gia đình cô sẽ tiếp tục di chuyển. Cô chia sẻ: "Đi đến đâu? Ai biết cơ chứ? Nhưng đó chính là niềm vui và sự khác thường của công việc này". 

    Cả thế giới là nhà

    Cuộc sống của nhà ngoại giao là một sự hỗn loạn được quản lý. Cô Braunohler miêu tả cuộc sống của họ giống như nhìn vào danh sách chuyến bay ở sân bay: Rất nhiều quốc gia, vô số lịch sử, nền văn hoá hấp dẫn và nhiều điều chưa biết tới. Cựu nhân viên ngoại giao gọi đây là cuộc sống nơi bạn "được lựa chọn cuộc phiêu lưu cho riêng mình".

    Liệu một nhà ngoại giao có thể tự chọn cho mình một điểm đến? Câu trả lời là "có" và "không". Theo cô Braunohler, các nhà ngoại giao Mỹ luôn phải có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc nhà ngoại giao phải sẵn sàng nhận lệnh điều động và làm việc ở mọi nơi, đến bất kỳ nơi nào có Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Mỹ. 

    Cô Braunohler cho biết khi mới bắt đầu công việc của mình, cô đã nhận được một danh sách 80 quốc gia. Trong đó, cô phải xếp thứ tự 25 nơi cô mong muốn đến công tác nhất. Cô đã đặt Mozambique là lựa chọn đầu tiên của mình và đã nhận công việc tại đây.

    Cô viết: "Những người khác đã không may mắn như vậy. Vị trí tốt nhất trong danh sách của chúng tôi? Đó là Oslo (Na Uy). Còn khó khăn nhất là Liberia (nơi đang xảy ra chiến tranh khi ấy)".

    Tuy nhiên, theo cô Braunohler, các vị trí cần thiết luôn được lấp đầy và không nhà ngoại giao cảm thấy họ bị ép buộc tới một nơi vào đó. 

    Vẻ đẹp của sự hỗn loạn

    Khi mới bắt đầu sự nghiệp, cô Braunohler và chồng vẫn còn độc thân và mọi thứ đều đơn giản. Nhưng giờ đây, họ đã có gia đình cùng 4 người con và một chú chó cưng. Theo đó, mỗi khi họ lên đường tới một nơi khác làm nhiệm vụ, họ sẽ phải mang theo con cái và mọi thứ.

    Cô Braunohler viết: "Cuộc sống của chúng tôi luôn thay đổi mọi lúc. . Xoay quanh một trường học mới. Xoay sang một ngôn ngữ mới. Xoay vòng đến một vùng đất mới. Chuyển tới một căn nhà mới. Liên kết với những người bạn mới. Xoay quanh một môn thể thao mới.Chúng tôi liên tục mua xe để phù hợp với nhiệm vụ mới nhất của chúng tôi. Chúng tôi liên tục mua tủ quần áo mới.

    Trong thời gian di chuyển liên tục này, các con tôi, hiện ở độ tuổi 11, 9, 7 và 2, đã thích ứng với những thay đổi lớn trong cuộc sống cá nhân và xã hội của chúng. Bọn trẻ đã chuyển từ các trường quốc tế nhỏ, tư thục đến các trường công lập lớn của Mỹ.

    nhan vien ngoai giao 4
    Bé Kate, con gái cô Braunohler (ở ngoài cùng bên phải), tham dự một bữa tiệc sinh nhật của trường mầm non Ba Lan vào năm 2016. Ảnh: CNN

    Bọn trẻ đã làm quen với cuộc sống từ đi dép tông, mặc áo ba lỗ ở những ở các quốc gia nhiệt đới Đông Nam Á sang nhưng nơi có lạnh lẽo tới âm độ ở Đông Âu. Chúng đã thưởng thức các món ngon từ Pad Thái đến súp borscht ở Đông Âu. Di chuyển từ nơi có các bể bơi đến đồi trượt tuyết; Rừng rậm trở thành những lâu đài ngàn năm tuổi. 

    Cuộc sống của chúng tôi là sự học hỏi, làm quen, thích ứng và mọi thứ lặp lại như vậy ở mỗi nơi chúng tôi đến".

    Cô Braunohler cho biết sự thay đổi đã trở thành một điều bất biến trong cuộc sống của gia đình cô. Cuộc sống của họ có nhiều sự xáo trộn nhưng lại tràn đầy vẻ đẹp. Cựu nhân viên ngoại giao tự hào vì các con cô có điều kiện biết nhiều hơn về thế giới so với những đứa trẻ khác đồng trang lứa. 

    Cô chia sẻ: "Bọn trẻ được chứng kiến sự nghèo đói,nhìn thấy sự giàu có. Chúng đã thấy tất cả các quốc tịch, nghe các ngôn ngữ khác nhau, đi học bằng những ngôn ngữ này và bắt đầu hiểu biết, tôn trọng các truyền thống và tôn giáo mới".

    Minh Hạnh(Theo CNN)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-nhan-vien-ngoai-giao-my-noi-ve-cong-viec-phai-di-khap-noi-su-xao-tron-va-ve-dep-dang-sau-a519066.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan