+Aa-
    Zalo

    Cựu Tổng GĐ Oceanbank: "Khi nhận quy kết tội tham ô, bị cáo bàng hoàng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trình bày tại tòa về cáo buộc tham ô hơn 49 tỷ đồng, cựu Tổng giám đốc Oceanbank cho hay "khi nhận quy kết tội tham ô, bị cáo bàng hoàng"...

    Trình bày tại tòa về cáo buộc tham ô hơn 49 tỷ đồng, cựu Tổng giám đốc Oceanbank cho hay "khi nhận quy kết tội tham ô, bị cáo bàng hoàng"...

    Theo báo Tri thức trực tuyến, sáng 6/9, các luật sư tiếp tục hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - cựu Tổng giám đốc Oceanbank về cáo buộc tham ô chiếm đoạt hơn 49 tỷ đồng.

    Theo cáo trạng, trong số 246 tỷ đồng chi cho Nguyễn Xuân Sơn để chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN theo yêu cầu của Sơn đã bị Sơn lợi dụng chức vụ, quyền hẹn của mình để chiếm đoạt. Theo tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu (PVN góp vốn tương ứng 20% vốn điều lệ của ngân hàng Đại Dương), trong số 246 tỷ đồng ông Sơn chiếm đoạt 49 tỷ đồng là tiền của Nhà nước mà Sơn là người đại diện quản lý.

    Cáo trạng cho rằng hành vi chiếm đoạt 49 tỷ đồng này của Sơn đã cấu thành tội Tham ô.

    Trình bày tại tòa, cựu Tổng giám đốc Oceanbank cho hay "khi nhận quy kết tội tham ô, bị cáo bàng hoàng".

    "Với đạo đức nghề nghiệp, tư cách, phẩm chất của mình, tôi chỉ làm gì có lợi cho doanh nghiệp, nhà nước, PVN, chưa bao giờ có ý tưởng làm tổn hại đến lợi ích của PVN hay tham ô tài sản của PVN", bị cáo phân trần.

    Bị cáo Thắm nói đủ khả năng kiểm soát cựu tổng giám đốc Sơn (áo trắng) - Ảnh: Xuân Hoa/ Vnexpress

    Theo báo VOV, liên quan đến số tiền chi 246 tỷ đồng cho Nguyễn Xuân Sơn, trong đó có khoản 49 tỷ đồng bị quy kết tội tham ô, 197 tỷ đồng là Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, LS đặt câu hỏi với Hà Văn Thắm.

    Theo lời khai, Thắm cho rằng số tiền 246 tỷ đồng là để chi chăm sóc chi khách hàng, chứ không phải tham ô. Theo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn đã chuyển cho các đối tác.

    “Giả thiết, chỉ là giả thiết thì bị cáo Sơn không thể tham ô 49 tỷ. Trong 246 tỷ của Oceanbank không thể có 49 tỷ của dầu khí (PVN giữ 20% cổ phần tại Oceanbank)".

    Theo lý giải của Hà Văn Thắm, vì nếu tính riêng khoản tiền này thì còn trích lập dự phòng, các chi phí khác, thuế… sau đó mới chia cổ tức. Thắm cho rằng, nếu nói Sơn chiếm đoạt và tham ô thì ở đây thể hiện ở việc giảm cổ tức của PVN được hưởng.

    Trong hành vi tham ô tài sản, ngoài Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm cũng bị quy kết tội danh này với vai trò đồng phạm.

    Bị cáo Hà Văn Thắm nói "có đủ biện pháp để kiểm soát Sơn"

    Cũng theo báo VOV, tại tòa, bị cáo Hà Văn Thắm cho rằng, Nguyễn Xuân Sơn không phạm tội tham ô. Về việc chi số tiền 246 tỷ đồng, theo Thắm bị cáo có đủ biện pháp để kiểm soát Sơn. Thắm nói có thể theo dõi từng hành động của Sơn. Việc làm của Sơn có báo cáo hàng ngày “bị cáo đọc 100% các ngày”.

    Biện pháp tiếp, tiền chi cho các khách hàng đưa cho Sơn khá lớn. Có những khoản Sơn không nhớ nhưng bị cáo nhớ.

    Tài sản của Sơn, theo Thắm thì anh ta biết rất rõ vì Sơn chơi với các ngân hàng. Tiền khá nhiều, chiếm đoạt không dễ theo quan điểm của Thắm. Bị cáo còn nói khi trao tiền xem xét tư cách con người. Nhiều người bạn trong giới ngân hàng, đầu tư cũng giới thiệu. Nguyễn Minh Thu sau này cũng được Sơn đảm bảo. Vì vậy bị cáo Thắm khẳng định Sơn cũng như Thu không thể nào chiếm đoạt tiền của Oceanbank.

    Thắm tiếp tục giãi bày, khoản ưu đãi duy nhất mình dành cho Sơn là 2 triệu cổ phiếu của OGC với giá ưu đãi. “Quan điểm của em là 5.000 đồng hay 50 triệu đồng đều là ăn cắp. Bị cáo đã nói với anh Sơn. Anh em mình đều là đàn ông nên sòng phẳng”, Thắm khai.

    Bị cáo Thắm nói hay để ý xem Nguyễn Xuân Sơn có chiếm đoạt không nhưng “thời gian dài không thể chiếm đoạt mà qua mắt bị cáo được”.

    Làm rõ khoản vay 500 tỷ đồng trái quy định

    Theo tin tức trên TTXVN, trước đó, nội dung thẩm vấn trong phiên tòa chiều 5/9 được tập trung vào hành vi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” trong việc Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn đã quyết định cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản bảo đảm, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục gây thiệt hại cho OceanBank.

    Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Hà Văn Thắm khai bị cáo không bàn bạc, không liên quan đến khoản vay 500 tỷ đồng, mà đó là khoản vay bình thường của ngân hàng.

    Thẩm vấn Phạm Công Danh (là người đứng ra mua Ngân hàng Đại Tín, sau này đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng), theo bị cáo Danh, khoản tiền vay 500 tỷ đồng này là do bị cáo Hứa Thị Phấn yêu cầu vay để cân đối thanh khoản của Ngân hàng Đại Tín. Thời điểm đó, thanh khoản của Ngân hàng Đại Tín rất xấu. Bị cáo Danh cho rằng, người thụ hưởng khoản tiền 500 tỷ đồng này là Hứa Thị Phấn, còn Danh không trực tiếp tham gia, không trao đổi. Bị cáo Danh còn cho rằng, giữa OceanBank với Ngân hàng Đại Tín có thỏa thuận về phong tỏa số tiền này, việc mất 500 tỷ đồng là trách nhiệm của Ngân hàng Đại Tín, nên đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi để trả lại cho OceanBank.

    Việc đứng ra mượn 500 tỷ đồng bằng tài sản đảm bảo của Công ty Trung Dung và tài sản thế chấp của Hứa Thị Phấn là do chính bị cáo Phấn muốn cho Danh mượn tài sản, nhằm chuyển khoản thanh toán nghĩa vụ của bị cáo Phấn với Ngân hàng Đại Tín.

    Được hỏi về việc phong tỏa tài khoản 500 tỷ đồng chuyển từ OceanBank sang các tài khoản ở Ngân hàng Đại Tín, bị cáo Nguyễn Văn Hoàn (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank) khẳng định việc phong tỏa là nhằm loại trừ rủi ro. Trước đó, theo lời khai của Hoàn, do hồ sơ tín dụng khoản vay còn thiếu nên ba bên Công ty Trung Dung – Ngân hàng Đại Tín - OceanBank tiến hành thỏa thuận phong tỏa tài khoản. Tuy nhiên, tài khoản này sau đó vẫn được giải ngân, gây thiệt hại cho OceanBank 500 tỷ đồng.

    Trả lời luật sư về biên bản 3 bên, đại diện Ngân hàng Đại Tín cho biết, thời điểm đó Ngân hàng Đại Tín không nhận được biên bản thỏa thuận ba bên (biên bản thỏa thuận do Công ty Trung Dung - Ngân hàng Đại Tín - Oceanbank ký), nên không tiến hành phong tỏa tài khoản.

    Luật sư Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục thẩm vấn Hà Văn Thắm liên quan khoản vay 500 tỷ đồng. Theo Thắm, nếu thực hiện đúng thỏa thuận phong tỏa tài khoản ba bên thì không có việc sử dụng sai mục đích số tiền này. Mục đích vay vốn là đầu tư vào dự án khu phức hợp ở sân vận động Chi Lăng. Tuy nhiên, số tiền 500 tỷ đồng lại được sử dụng để cân đối thanh khoản của Ngân hàng Đại Tín…

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-tong-gd-oceanbank-khi-nhan-quy-ket-toi-tham-o-bi-cao-bang-hoang-a201048.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan