+Aa-
    Zalo

    Đà Lạt: Sức hút lạ kì của phố “dốc”

    • DSPL
    ĐS&PL Nổi tiếng với các tên gọi hay nhưng ít ai biết, Đà Lạt còn là nơi để lại ấn tượng trong lòng du khách bởi những con dốc dài ngoằn ngoèo rồi lại lên cao xuống thấp.

    Đà Lạt luôn được du khách trong và ngoài nước ưu ái đặt cho nhiều cái tên: “thành phố sương mù”, “thành phố ngàn hoa”, “thành phố ngàn thông”… Nhưng ít ai biết, Đà Lạt còn là nơi để lại ấn tượng trong lòng du khách bởi những con dốc dài ngoằn ngoèo rồi lại lên cao xuống thấp.

    Đà Lạt - thành phố cao nguyên nằm trên độ cao 1500m so với mực nước biển, thuộc khu vực Tây Nguyên Việt Nam. Thành phố với nền khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Nơi đây được gọi là thiên đường của nhiều loại hoa, của những rừng thông bạt ngàn…


    Văn hóa “nói không với đèn giao thông”

    Đà Lạt là thành phố duy nhất ở Việt Nam không sử dụng tín hiệu đèn giao thông, bởi lí do địa hình đồi núi hiểm trở, không phù hợp để lắp các thiết bị đèn. Do thành phố có nhiều dốc, địa hình hiểm trở này khiến người Đà Lạt không sử dụng tín hiệu đèn, thay vào đó là những bục binh ở giữa các tuyến giao lộ. Lí giải đơn thuần cho lí do này, người dân nơi đây cho rằng: “Nếu có đèn đỏ phải dừng lại giữa lưng chừng dốc thì sẽ gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác”. Và cứ thế, nối con phố này với con phố kia là những vòng xoay đã tạo nên nét văn hóa rất riêng của thành phố này.



    Đà Lạt và những con dốc

    Dạo một vòng quay thành phố, rất dễ bắt gặp những con dốc ngoằn ngoèo, lên cao rồi lại xuống thấp trải dài khắp tuyến đường. Đó là một trong vài lí do khiến người Đà Lạt không sử dụng đèn tín hiệu giao thông. Những con dốc nối con đường này với con đường khác tạo thành những dải lụa trải khắp lòng thành phố.

    Dạo một vòng trên đường 3 tháng 2, rất dễ bắt gặp con dốc cao nối lên Thủ Khoa Huân, con dốc này còn nổi tiếng với một quán café rau sạch Đà Lạt nằm ngay trên đầu dốc.

    Con dốc gắn liền với quán café rau sạch nổi tiếng Đà Lạt.

    Khu Hòa Bình còn có một con dốc ngoặt từ Lê Đại Hành lên Nguyễn Chí Thanh để đi tới vòng xoay trung tâm thành phố.


    Men theo Hồ Xuân Hương, con đường Lê Thị Hồng Gấm dốc cao vun vút cắt xuống Trần Quốc Toản khiến du khách thường xuyên ghé lui tới vì khung cảnh đẹp đẽ như ở xứ sở kim chi.


    Tháng 2-3 là mùa hoa anh đào nở của Đà Lạt, và con đường Phan Đình Phùng nối lên Trương Công Định khiến những con dốc nơi đây mang đầy vẻ lãng mạn của Đà Lạt.


    Người Đà Lạt còn đặt tên cho những con dốc bằng những tên gọi rất “dễ thương” theo đúng như ngôn ngữ của họ: dốc Ánh sáng, dốc Nhà bò, hay dốc Tin Lành…

    Người Đà Lạt đặt tên là “dốc Tin Lành” như một địa điểm dễ nhớ, dễ thuộc bởi con dốc nằm ngay dưới nhà thờ Tin Lành. Mỗi lần nhìn xuống đường Nguyễn Văn Trỗi, du khách ghé qua đây đều không khỏi “choáng ngợp” khi có cơ hội ngắm nhìn toàn thành phố xinh đẹp này.


    “Dốc Tin Lành”
    Thành phố Đà Lạt nhìn từ dốc Tin lành

    Dọc theo đường tới Dinh Bảo Đại là tới gần “Dốc Nhà bò”. Chú xe ôm ven đường tươi cười chia sẻ với chúng tôi: “Có hai con đường tới dốc Nhà bò nhưng nên đi men theo Triệu Việt Vương, dễ đi mà còn có cơ hội được ngắm nhìn toàn thành phố”.

    “Dốc Nhà bò”
    Dốc “Nhà thương”

    Khung cảnh Đà Lạt khiến bao người liên tưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới: thành phố sương mù của Anh, thành phố với những đồi núi khiến du khách nghĩ về Hàn Quốc, công trình kiến trúc cổ kính mang phong cách Pháp...Nhưng dẫu vậy, con người Đà Lạt vẫn mang trong mình sự yên bình, nhẹ nhàng vốn có trong lòng du khách.

    Ngân Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/da-lat-suc-hut-la-ki-cua-pho-doc-a184874.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Toàn cảnh thành phố Đà Lạt từ trên cao

    Toàn cảnh thành phố Đà Lạt từ trên cao

    Dù đến Đà Lạt trúng vào tháng 8 mùa mưa bão, tác giả Hà Nguyễn (TP HCM) vẫn có thể ghi được những khung hình đẹp về các điểm du lịch của thành phố hoa như Hồ Xuân Hương.