+Aa-
    Zalo

    Đà Nẵng: Siết quản lý sau khi giá đất vọt lên 300 triệu đồng/m2, giới đầu cơ "vỡ mộng"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi các cơ quan bắt đầu thắt chặt về mặt pháp lý, giới đầu cơ nhà đất tháo chạy khiến khối lượng giao dịch, mua bán giảm dần.

    Sau khi các cơ quan chức năng bắt đầu thắt chặt về mặt pháp lý, giới đầu cơ nhà đất tháo chạy khiến khối lượng giao dịch, mua bán giảm dần.

    Theo tin tức trên Dân trí, giá nhà đất tại Đà Nẵng tăng chóng mặt thời gian qua. Nhiều khu vực giá đất nền tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2017.

    Đơn cử, giá đất tại khu vực ven biển dọc theo trục đường Võ Nguyên Giáp, mặt đường được xác định khoảng 300 triệu đồng/m2. Các trục đường lớn lớp trong có mức giá khoảng 200 triệu đồng/m2 và các đường nhỏ từ trên 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

    Đất dự án đô thị tại một số quận ven đô có giá giao dịch bình quân từ 10-15 triệu đồng/m2, tăng khoảng trên 30% so với cùng kỳ 2017.

    Thời gian trước, nhiều chủ đầu tư còn giở “chiêu trò” tạo cơn sốt mua bán khi ra một block mới nào đó, chẳng hạn như dùng phương thức chiết khấu để tạo sự tranh đua, hay chỉ bán hàng trên danh nghĩa cho đại lý cấp 1, rồi để đại lý cấp 1 đẩy giá. Giá lên cao cũng do các “cò” mua bán trao tay liên tục theo kiểu đa cấp với giá mua sau luôn cao giá trước, dựa trên yếu tố nguồn cung cạn kiệt, bởi nhiều người có đất vẫn găm hàng, chờ giá cao hơn. Từ đó, tạo ra tâm lý chung cho người dân có nhu cầu mua BĐS để ở, họ không mua được đất giá thấp, đành phải mua với giá cao vì sợ giá đất tiếp tục leo thang...

    Giá đất cao ngất ngưởng khiến thị trường nhà đất Đà Nẵng chững lại. Ảnh: Công an Nhân dân

    Phân khúc chung cư khá sôi động, số lượng giao dịch trong tăng gấp ba lần. Giá bán các dự án mới có sự tăng giá từ 3 -10% qua các giai đoạn mở bán mới. Việc tăng giá này một phần do những căn chào bán đợt sau có vị trí đẹp và tầng cao hơn.

    Tuy nhiên, hiện tại, các dự án trong khu đô thị Golden Hills, Shophouse Lakeside Palace, Kim Long Nam… ở phía Bắc Đà Nẵng, giao dịch đất đai không còn sôi động như trước đây. Không còn thấy tình trạng nhà đầu tư đổ xô tìm mua đất bất chấp giá cả như trước. Các văn phòng môi giới BĐS quanh đó đóng cửa im ỉm.

    Nguyên nhân được đánh giá là khi các cơ quan bắt đầu thắt chặt về mặt pháp lý, làm cho giới đầu cơ nhà đất tháo chạy, khiến khối lượng giao dịch, mua bán giảm dần.

    Bên cạnh đó, có nhiều dự án được phê duyệt nhưng không được triển khai do gặp vấn đề pháp lý, chính quyền không tháo gỡ được tạo hiện tượng khan hiếm hàng hóa trên thị trường.

    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay, thị trường BĐS Đà Nẵng bắt đầu chững lại là phù hợp với quy luật.

    “Thông thường, thời điểm quý II và đầu quý III thị trường nhà đất thường chững lại. Đây cũng là thời điểm con cái thi cử, đi du lịch hè… nên người ta ít quan tâm hơn tới đất đai. Đây là quy luật chung” - ông Đính nói.

    Theo ông Đính, nguồn cung của thị trường Đà Nẵng khá hạn chế. Trong quý I gần như không có dự án mới nào chào hàng. Hầu hết các giao dịch đều là mua đi bán lại.

    “Việc mua đi bán lại nhiều lần dễ tạo ra giá ảo. Nếu như giá tăng lên theo giá trị đầu tư hạ tầng của Nhà nước hoặc sự phát triển của dịch vụ xung quanh là chuyện bình thường, đúng quy luật. Nhưng ở đây lại xuất hiện kiểu đẩy giá bất thường, do giới đầu cơ thao túng thì rõ ràng không ổn chút nào” - ông Đính phân tích.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/da-nang-siet-quan-ly-sau-khi-gia-dat-vot-len-300-trieu-dongm2-gioi-dau-co-vo-mong-a239544.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan