+Aa-
    Zalo

    Đại biểu chất vấn về tiến độ đại dự án sông Tích, lãnh đạo Hà Nội nói gì?

    ĐS&PL Lãnh đạo Hà Nội cho biết thành phố đang khẩn trương giải quyết khó khăn, vướng mắc tại dự án cải tạo sông Tích.

    Chiều 9/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP Hà Nội, đại biểu Nguyễn Quang Thắng (tổ quận Long Biên) đã đặt ra câu hỏi về nguyên nhân, trách nhiệm, phương án giải quyết, tiến độ thực hiện và dự kiến thời gian hoàn thành dự án "Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì".

    Là một dự án đầu tư công có tổng mức đầu tư lên tới gần 7.000 tỷ đồng, thế nhưng sau hơn 10 năm dự án vẫn dở dang khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn về trách nhiệm của các sở, ban ngành của UBND Hà Nội. Vấn đề này cũng đã từng được Tạp chí ĐS&PL phản ánh qua nhiều bài viết.

    Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Đinh Công Sơn - Giám đốc Ban duy tu các công trình NNPTNT (thuộc Sở NNPTNT TP Hà Nội) đưa ra 5 vướng mắc trong quá trình triển khai khiến dự án cải tạo sông Tích chậm tiến độ nhiều năm.

    Cụ thể, trong quá trình triển khai thi công, hồ sơ thiết kế có bố trí 44 bãi để trữ và bãi đổ đất thừa trên dọc tuyến, tuy nhiên không triển khai được. Khu vực này là khu vực đất mượn nên không triển khai được 44 bãi trữ. Các vấn đề khác còn tồn đọng trong quá trình khảo sát thiết kế, xây dựng định mức, công tác giải phóng mặt bằng, công tác bồi thường,…..cũng được ông Đinh Công Sơn nhắc tới.

    Theo ông Đinh Công Sơn, việc để cho dự án chậm tiến độ do Ban Duy tu các công trình NNPTNT chưa kịp thời tham mưu, đề xuất cũng như cập nhật, hoàn thiện các hồ sơ để báo cáo Sở NNPTNT báo cáo thành phố giải quyết kịp thời.

    Thông tin thêm, ông Sơn cho biết cho biết thời gian vừa qua, Ban Duy tu các công trình NNPTNT đã tham mưu Sở NNPTNT xác định được 2 vị trí bãi trữ, đổ đất thừa tại huyện Ba Vì và 1 vị trí vận dụng đất cải tạo, đất sản xuất nông nghiệp của người dân để tận dụng đắp cho dự án sông Tích, toàn bộ thủ tục đã được hoàn thiện, báo các các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho triển khai.

    Hiện nay Sở NNPTNT đã phối hợp với Sở Xây dựng hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND thành phố lấy ý kiến Bộ Xây dựng theo quy định. Các đơn vị và địa phương phối hợp chặt chẽ để giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo hoàn thành công tác mặt bàn trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây trong năm 2021 để bàn giao cho đơn vị thi công.

    Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án để Sở NNPTNT trình Ban cán sự Đảng UBND thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy xin chủ trương điều chỉnh dự án, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2022.

    Cam kết đến hết năm 2022 sẽ đưa giai đoạn 1 của dự án vào sử dụng 

    Lý giải về nguyên nhân dự án chậm tiến độ tới 11 năm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đưa ra hai vướng mắc chính. Thứ nhất, liên quan đến việc giải mắc giải phóng mặt bằng ở địa bàn huyện Ba Vì. Do nguồn gốc đất đai xác định chưa được rõ ràng, đầy đủ nên đã xảy ra những vụ án cần phải giải quyết và xử lý trong thời gian vừa qua.

    Thứ hai, quá trình triển khai phát sinh nhiều vấn đề về hạng mục, nhân công, đơn giá, định mức do đơn vị tư vấn đánh giá chưa chặt chẽ.

    49083h5a0342jpg
    Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết vừa qua thành phố đã chỉ đạo các ngành rà soát lại toàn bộ hồ sơ trong 10 năm vừa qua, đồng thời xem xét, thẩm định mọi khó khăn mà Ban duy tư vừa nêu ra. Từ đó, thành phố đã xem xét, Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội cũng đã có báo cáo, xin ý kiến chủ trương của Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

    "Như vậy, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố cũng sẽ hoàn thiện lại toàn bộ các hồ sơ điều chỉnh dự án, coi như là dự án lần cuối, trong đó cho phép triển khai thực hiện 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là đoạn từ Ba Vì tới thị xã Sơn Tây sẽ hoàn thành trong năm 2022 này để làm sao chúng ta cung cấp được nguồn nước vào sông Tích phục vụ cho hệ thống tưới tươi cũng như xử lý môi trường thì sẽ dứt điểm hoàn thành trong năm 2022.

    Còn lại giai đoạn 2 từ Sơn Tây, Phúc Thọ cho đến Mỹ Đức sẽ triển khai thực hiện và đã đưa vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành giai đoạn 2 này để làm sao toàn bộ tuyến sông Tích trên địa bàn của thành phố Hà Nội sẽ được hoàn thành để làm sao phục vụ nguồn nước từ sông Đáy, để làm sao thau rửa về môi trường, phục vụ cho vấn đề sản xuất nông nghiệp. Đây là vấn đề thành phố đã có chỉ đạo các ngành.

    Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn – Chủ tọa điều hành phiên chất vấn nhấn mạnh dự án Tiếp nước và cải tạo sông Tích rất quan trọng, vừa là thủy lợi, vừa liên quan đến vấn đề về môi trường. Nguyên nhân dự án chậm trong thời gian qua, Ban Duy tu thuộc Sở NNPTNT cũng đã thừa nhận các việc trong quá trình triển khai chậm, muộn.

    "Vừa rồi, UBND thành phố đang khẩn trương, các thủ tục cũng đang báo cáo với Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy để giải quyết. Hiện nay các đồng chí cam kết đến hết năm 2022 sẽ đưa giai đoạn 1 vào sử dụng, việc chúng ta thông dòng sông Tích, lấy nước sông Đà vào phải nói là việc rất quan trọng, thậm chí sau này chúng ta còn đưa vào để xử lý toàn bộ sông Đáy"- ông Tuấn khẳng định.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-chat-van-ve-tien-do-dai-du-an-song-tich-lanh-dao-ha-noi-noi-gi-a521975.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan