+Aa-
    Zalo

    Đại gia kín tiếng mạnh tay cho FLC vay 620 tỷ trả nợ

    • DSPL
    ĐS&PL Thành viên mới của HĐQT FLC đã cho tập đoàn này vay hơn 620 tỷ đồng, qua đó làm giảm bớt gánh nặng nợ vay.

    Theo BCTC quý II/2022, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn FLC (MCK: FLC) ở mức âm 1.105,6 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên 36.299 tỷ đồng, tức tăng khoảng hơn 2.500 tỷ so với đầu năm; nợ phải trả lên 27.569 tỷ đồng, tức tăng khoảng hơn 3.500 tỷ đồng.

    dai gia kin tieng cho flc vay hang tram ty dong dspl
    FLC vay tín chấp hàng trăm tỷ đồng từ những "chủ nợ" mới nhằm giảm bớt gánh nặng nợ vay. Ảnh minh họa

    Đáng chú ý, báo cáo này cho thấy, tập đoàn đang có những hoạt động tái cấu trúc tài chính, nhất là sự cơ cấu về các khoản vay nợ tài chính gần đây.

    Cụ thể, quy mô nợ vay ngắn và dài hạn của FLC tính tới cuối quý II là hơn 5.100 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, vay dài hạn giảm từ 4.169 tỷ xuống 2.450 tỷ đồng, còn vay ngắn hạn tăng thêm hơn 600 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng.

    Tổng nợ vay của FLC tại các ngân hàng đến hết quý II đã giảm gần 2.700 tỷ đồng. Theo đó, FLC và các công ty thành viên đã tất toán xong khoản nợ hơn 1.800 tỷ đồng với Sacombank. Chủ nợ lớn nhất với FLC tới cuối quý II là BIDV chi nhánh Quy Nhơn với dư nợ hơn 1.100 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, vay và nợ thuê tài chính đã được bù đắp một phần bởi hai khoản vay của cá nhân là của ông Lê Thái Sâm với quy mô lên đến 621 tỷ đồng và của CTCP Tập đoàn Homeliday 185 tỷ đồng.

    Ông Lê Thái Sâm cho FLC vay tín chấp 621 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay với bốn hợp đồng vay có thời hạn 12 tháng, lãi suất 7% mỗi năm, được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6/2022.

    Ông Sâm là một trong ba thành viên HĐQT mới của tập đoàn này được bầu tại phiên họp bất thường đầu tháng 7 và là đại diện cho một nhóm cổ đông mới.

    Mặc dù là nhân tố mới quan trọng của FLC nhưng những thông tin về ông Lê Thái Sâm lại vô cùng ít ỏi. Bản lý lịch trích ngang chỉ được FLC giới thiệu là người "có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn".

    Trong khi đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Homeliday - tiền thân là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản BHS (BHS Invest), là thành viên thuộc BHS Group. Bốn lãnh đạo của BHS Group cũng đang là các cổ đông lớn nhất tại Homeliday.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-kin-tieng-manh-tay-cho-flc-vay-tram-ty-tra-no-a546486.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan