+Aa-
    Zalo

    Đại gia Trương Gia Bình giàu cỡ nào?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Ông Trương Gia Bình nhiều năm liền trong danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán VN. Năm 2015, vị đại gia này đứng thứ 12.

    (ĐSPL) - Ông Trương Gia Bình nhiều năm liền giữ vị trí những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2015, vị đại gia này đứng thứ 12, với tổng số tài sản là 1,3 nghìn tỷ đồng.

    Theo tin tức trên Trí thức trẻ, ngày 25/7, Công ty cổ phần FPT đã gửi báo cáo gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM về nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty.

    Theo đó, Hội đồng quản trị công ty đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH phần mềm FPT từ 700 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

    Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng phê duyệt tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2016 là 10\% mệnh giá, tương đương 1.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đônglà 23/8 và ngày chi trả cổ tức là 7/9. Như vậy, FPT sẽ chi khoảng 460 tỷ đồng tạm ứng cổ tức lần này.

    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT công ty, tính đến hết ngày 27/5/2016 sở hữu 32.586.871 cổ phần của FPT, như vậy ông sẽ nhận về khoảng 32 tỷ đồng.

    2 thành viên hội đồng sáng lập là ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc FPT giữ 17.001.640 cổ phiếu và ông Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng Giám đốc có 5,387,636 cổ phiếu sẽ nhận về tương ứng là 17 tỷ đồng và 5,4 tỷ đồng.

    Hội đồng quản trị FPT cũng thông qua việc ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc kể từ 5/8/2016.

    Hiện tại, vốn hóa thị trường của FPT là 18.900 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016, FPT đạt 1.258 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 95\% kế hoạch. Trong cơ cấu doanh thu, Phân phối và bán lẻ vẫn đóng góp 60\% doanh thu.

    Trương Gia Bình, sinh năm 1956. Doanh nhân tuổi Thân này nổi lên là một người lái thuyền đưa FPT từ một công ty chuyên về công nghệ, phần mềm nay nổi danh trên toàn cầu.

    Ông Trương Gia Bình nhiều năm liền giữ vị trí những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm vừa qua, vị này đứng thứ 12, với tổng số tài sản là 1,3 nghìn tỷ đồng.

    Ông Trương Gia Bình nhiều năm liền giữ vị trí những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Người khai màn cho thế hệ đại gia Việt

    Theo Vietnamnet, trước năm 2006, thị trường chứng khoán vẫn còn là mới mẻ với đại bộ phận người dân và giới kinh doanh, nhưng kể từ khi VN-Index bứt phá mạnh, các cổ phiếu niêm yết tăng giá chóng mặt, gấp đôi, thậm chí gấp 3 giá trị tài khoản của nhà đầu tư thì thị trường chứng khoán phổ biến tới mức bà bán ra ngoài đường cũng biết đến cổ phiếu.

    Ngày đó, giới đầu tư thuộc lòng những cổ phiếu “đời đầu” như SAM, REE, STB, ITA và đặc biệt là FPT.

    Cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT (ngày đó là Công ty cổ phần đầu tư công nghệ FPT) chào sàn ngày 13/12/2006 với 60,8 triệu cổ phiếu, tương đương 608 tỷ đồng giao dịch trên sàn chứng khoán Tp.HCM. Đây được xem là sự kiện nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    FPT là công ty thứ 68 niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ thông tin lên sàn. Vì vậy, FPT nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/12, cổ phiếu FPT đóng cửa ở mức giá 400.000 đồng/cp, khá cao so với mức giá khoảng 300.000 đồng trên thị trường OTC trước đó.

    Cùng với FPT, nhiều cổ phiếu khác đua nhau tăng mạnh trong năm 2006. Cổ phiếu bứt phá khiến thị trường chứng khoán Việt Nam được chú ý. Tới lúc này, danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam mới được công bố. Và ông Bình là người "mở hàng" cho danh sách này.

    Đứng đầu FPT, và cũng là người đứng đầu danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT lúc đó sở hữu 5,12 triệu cổ phần. Tính theo giá khớp lệnh ngày 29/12/2006 (460.000 đồng), ông Bình nắm trong tay tài sản chứng khoán gần 2.400 tỷ đồng.

    Ông Bình cùng nhiều sếp lớn của FPT như ông Lê Quang Tiến, Bùi Quang Ngọc “án ngữ” trong Top 3 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam trong năm đầu tiên danh sách này được công bố.

    Sang năm 2007, thị trường chứng khoán ghi dấu nhiều sự bứt phá của đại gia “cũ” như ông Đặng Thành Tâm, ông Nguyễn Duy Hưng, ông Trần Kim Thành. Bên cạnh đó, một số đại gia mới cũng xuất hiện đầy ấn tượng như ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long, ông Doãn Tới.

    Vì vậy, dù cổ phiếu FPT vọt lên mức giá 610.000 đồng/CP vào ngày 12/3/2007 nhưng tài sản của ông Bình vẫn khiêm tốn hơn rất nhiều so với nhiều đại gia khác. Cụ thể, với 1.701,985 tỷ đồng, ông Bình chỉ đứng ở vị trí thứ 8. 3 vị trí đầu trong trong Top những người giàu nhất sàn chứng khoán là ông Tâm, ông Vượng và ông Long.

    Sang năm 2008, “tân binh” Đoàn Nguyên Đức “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu HAG tăng mạnh giúp ông Đức có cơ hội sở hữu khối tài sản khổng lồ lên tới 6.160 tỷ đồng. Cái tên Trương Gia Bình nhanh chóng “nguội” khi ông Bình rớt xuống vị trí thứ 10. Kể từ khi FPT chào sàn, giá trị cổ phiếu FPT mà ông Bình nắm giữ sụt giảm mạnh theo năm.

    Sau đó, ông Bình bị đánh bật ra khỏi Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán. Tại thời điểm cuối năm 2013, ông Bình đứng ở vị trí thứ 15 với tổng tài sản 921,254 tỷ đồng. Năm 2012, ông Bình thậm chí còn bị rớt xuống thứ hạng 18 trong Top các đại gia sở hữu tài sản lớn nhất sàn chứng khoán.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-truong-gia-binh-giau-co-nao-a141404.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan