+Aa-
    Zalo

    Đắk Lắk: Xử lý nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép

    • DSPL
    ĐS&PL Tài nguyên rừng suy giảm nhanh chóng trong những năm gần đây đã đe dọa rất nhiều đến sự sống của các loài động vật hoang dã, trong đó có nạn săn bắt, mua bán động vật

    Tài nguyên rừng suy giảm nhanh chóng trong những năm gần đây đã đe dọa rất nhiều đến sự sống của các loài động vật hoang dã, trong đó có nạn săn bắt, mua bán động vật hoang dã trái phép ngày càng tinh vi và khó kiểm soát…

    Sự tác động của con người đã làm diện tích rừng tự nhiên đang dần bị thu hẹp, độ che phủ rừng giảm, sinh cảnh rừng thay đổi, thêm với nạn săn bắt động vật bừa bãi đã đe dọa đến sự đa dạng sinh học, cũng như sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã. Không ít loài thú quý hiếm bị săn bắn quá mức đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Nhiều khu rừng rậm nguyên sinh như Nam Ka, Chư Yang Sin, Yok Đô (Đắk Lắk) trước đây có những đàn động vật với số lượng lớn nay đã giảm đến mức lo ngại, trong đó nhiều loài có nguy cơ bị xóa sổ như nai cà tong, hươu đầm lầy, cá sấu nước ngọt. Nguyên nhân không chỉ từ sự suy giảm về độ che phủ của rừng mà còn xuất phát từ nạn săn bắt thú rừng trái phép diễn ra khá phức tạp trong những năm gần đây. Có thể dễ dàng thấy được điều đó qua một số nhà hàng, quán nhậu đều có bày bán nhiều món ăn đặc sản nhím, nai, têtê, chồn, cầy, kỳ đà… mà phần lớn là không rõ nguồn gốc. Nhiều loài có trong sách đỏ thế giới: trâu rừng, bò tót, chà vá… cũng không nằm ngoài sự đe dọa của vấn nạn này. Mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ tài nguyên rừng nhưng việc săn bắt chim thú vẫn diễn ra liên tục, khiến nhiều động vật quý hiếm bị tàn sát đã giảm nhanh về số lượng.

    Vườn quốc gia Yok Đôn có diện tích trên 115.000ha, là nơi có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng nhưng nhiều loài gỗ quý vẫn bị lâm tặc ngang nhiên chặt hạ ngay giữa rừng, động vật hoang dã bị săn bắn ngày càng gia tăng về quy mô lẫn cường độ. Một trong những loài trước đây có xuất hiện ở rừng Yok Đôn nhưng nay đã vắng bóng là bò xám. Tương tự, nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cũng gia tăng trong những năm gần đây, khiến sự đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng đang đứng trước nguy cơ bị chính con người đánh cắp và hủy diệt, trong khi việc xử lý vẫn gặp nhiều vướng mắc và chưa có chế tài đủ mạnh.

    Đắk Lắk: Xử lý nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép

    Sơn dương ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, một trong những loài bị đe dọa bởi nạn săn bắt trái phép diễn ra trong những năm gần đây. Ảnh: L.H

    Theo Nghị định 139/2004/NĐ - CP của Chính phủ, mọi hành vi vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản sẽ được xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật và phải chịu trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả do chính hành vi ấy gây ra, và tùy mức độ vi phạm mà các tổ chức, cá nhân hoặc bị xử lý hành chính, hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, “ranh giới”  giữa xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn khó xác định; ngay cả khi có Thông tư 63/2004/TT - BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành thì khi xử lý vẫn gặp nhiều vướng mắc do vẫn còn thiếu quy định cụ thể, nhất là việc định giá, xác định giá trị của các loài động, thực vật quý hiếm.

    Tháng 11/2013, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 27/2013/QĐ - UBND quy  định giá lâm sản, động vật rừng để xử lý tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản. Theo đó,  với nhóm gỗ quý hiếm (IIA), mức xử phạt từ 12 – 55 triệu đồng/m3 đối với gỗ hộp, gỗ xẻ xây dựng dài từ 2m trở lên, và từ 9 - 45 triệu đồng đối với gỗ tròn từ 2m trở lên (tùy theo từng chủng loại gỗ); với nhóm gỗ  thông thường, mức xử phạt từ 3,2 -11 triệu đồng/m3 đối với gỗ hộp, gỗ xẻ và 2,2 - 7,2 triệu đồng đối với gỗ tròn. Với động vật hoang dã, mức phạt cao nhất là từ 1,2-1,5 triệu đồng/kg (tê tê, rắn hổ mang chúa…). Một số loài thuộc nhóm IB: trĩ sao, voọc, khỉ mặt đỏ, mức xử phạt được quy định từ 800.000 - 2.000.000 đồng/con… Còn những loại lâm sản và động vật rừng khác không có trong bảng giá thì việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện định giá tang vật vi phạm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

    Quy định trên của UBND tỉnh sẽ góp phần tạo điều kiện cho cơ quan chức năng dễ dàng xử lý các hành vi vi phạm, nhưng vấn nạn săn bắt, mua bán trái phép động vật rừng vẫn diễn ra ngày càng tinh vi khó kiểm soát thì để xử lý triệt để, các ngành chức năng cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý bảo vệ, nhất là cần chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những người sử dụng và tiêu thụ các “đặc sản” này.

    C.P(theo ĐLO)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dak-lak-xu-ly-nan-san-bat-dong-vat-hoang-da-trai-phep-a22798.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn vướng một số bất cập, hạn chế. Đó là, tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng…, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn triệt để.

    Thanh Hóa: Phạt 421 triệu  vụ chôn thuốc trừ sâu đã hợp lý?

    Thanh Hóa: Phạt 421 triệu vụ chôn thuốc trừ sâu đã hợp lý?

    Dư luận hết sức phẫn nô quanh việc công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân. UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ xử phạt hành chính Công ty này là chưa thoả đáng, vì hậu quả nó gây ra cho môi trường và sức khoẻ người dân là rất nghiêm trọng.