+Aa-
    Zalo

    Đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung: 16/19 bãi biển an toàn

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Sau 4 tháng xảy ra thảm họa môi trường biển khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, hôm nay, tại Quảng Trị diễn ra buổi công bố hiện trạng môi trường biển.

    (ĐSPL) - Sau hơn 4 tháng xảy ra thảm họa môi trường biển khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, hôm nay (22/8) tại Quảng Trị diễn ra buổi công bố hiện trạng môi trường biển.

    Sáng nay (22/8), tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị và các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.

    Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, đại diện Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện chính quyền các địa phương chịu thiệt hại trong vụ Formosa xả thải đã có mặt tại hội nghị và tiến hành tổ chức đánh giá diễn biến chất lượng môi trường biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên– Huế.

    Ông Trần Hồng Hà (thứ hai từ trái qua) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hội nghị.

    Để tìm nguyên nhân sự cố nghiêm trọng này, đã có 7 bộ, ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc.

    Ngày 30/6, Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung xảy ra vào đầu tháng 4/2016 là do Formosa xả thải. Doanh nghiệp này đã xin được bồi thường 500 triệu USD cho người dân các tỉnh bị thiệt hại, hiện Formosa đã chuyển 250 triệu USD tiền đền bù.

    Theo kết luận của Chính phủ, dựa trên cơ sở kết luận của các nhà khoa học, cơ quan chức năng, chất độc khiến cá chết hàng loạt được xác định là phenol và xyanua, hiđroxit sắt vượt quá mức cho phép. Chất độc này do Formosa Hà Tĩnh xả thải.

    Thảm họa này đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho ngành ngư nghiệp và du lịch tại 4 tỉnh miền Trung.

    Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Trần Hồng Hà, UVBCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh: “Bên cạnh việc đánh giá hiện trạng, diễn biến môi trường biển ven bờ khu vực miền Trung, Bộ TN&MT và các địa phương sẽ triển khai đồng bộ công tác kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải từ công ty Formosa Hà Tĩnh để có biện pháp khắc phục”.

    “Tôi luôn nhận thức được việc công bố biển sạch là rất quan trọng và cần thiết đáp ứng mong mỏi của người dân được biết môi trường biển đã sạch chưa? Vùng biển nào sạch, vùng biển nào chưa sạch?....để người dân cả nước yên tâm hoạt động sản xuất, đánh bắt, quay lại với sinh kế”, Bộ trưởng Hà cho biết.

    GS.TS Mai Trọng Nhuận – Đại học Quốc gia Hà Nội, thay mặt nhóm tác giả nghiên cứu trình bày báo cáo kết quả hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế cho biết: kết quả phân tích môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình cũng như nghiên cứu các mẫu lấy từ bãi biển cho thông số kết quả quan trắc đều nằm trong quy định tiêu chuẩn môi trường cho phép. Tuy nhiên, có khu vực cách bờ 1,5km cần lưu ý chặt chẽ hơn. Còn môi trường biển Quảng Trị và Huế có lượng phenol, xyanua thấp hơn Quảng Bình, Hà Tĩnh.

    GS Mai Trọng Nhuận đưa ra đánh giá và kết quả khoan trắc.

    Tuy nhiên, một số khu vực cách bờ 1,5km có dòng xoáy cục bộ, trong đó có cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), phía Đông bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình), hòn Sơn Chà (Huế) khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn cần tiếp tục được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Như vậy, 16 bãi biển còn lại đã đảm bảo an toàn.

    So sánh mức độ giữa các địa phương, các nhà khoa học cho rằng, môi trường biển Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có lượng phenol, xyanua thấp hơn Quảng Bình, Hà Tĩnh.

    GS Mai Trọng Nhuận khẳng định: Các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn cho phép, đạt quy chuẩn đối vùng bãi tắm, thể thao dưới nước và nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.

    GS.TS Mai Trọng Nhuận cũng cho biết, với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ đất liền và do cơ chế làm sạch tự nhiện của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian.

    Bên cạnh đó, hệ sinh thái san hô, cỏ biển và nguồn lợi hủy sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh học và quy mô, nay đã có sự phục hôi tích cực.

    NHÓM PVMT

    Nguồn: Người đưa tin

    [mecloud]khPpMnlPCf[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-gia-hien-trang-moi-truong-bien-4-tinh-mien-trung-1619-bai-bien-an-toan-a144679.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/8

    Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/8

    (ĐSPL)- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh, lịch thi đấu La Liga, Ligue 1, Serie A, lịch thi đấu chung kết bóng đá nam Olympic 2016 và các trận đấu đáng chú ý cập nhật tại đây.