+Aa-
    Zalo

    Đạo diễn Hoàng Công Cường: “Chỉ có 2-3 tháng là không thể để dựng một Vở thực cảnh”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đạo diễn Hoàng Công Cường, một trong những đạo diễn sân khấu hàng đầu khu vực phía Bắc, được đông đảo khán giả và giới làm nghề đánh giá cao.

    Đạo diễn Hoàng Công Cường, một trong những đạo diễn sân khấu hàng đầu khu vực phía Bắc, sở hữu nhiều tác phẩm sân khấu, cũng như những sự kiện sáng tạo được đông đảo khán giả và giới làm nghề đánh giá cao. Thời gian vừa qua, ồn ào giữa chuyện tranh chấp bản quyền giữa 2 vở diễn thực cảnh “Ngày Xưa” (Thuở Ấy Xứ Đoài) và “Tinh Hoa Bắc Bộ” rất được công chúng quan tâm.

    Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh để tìm hiểu sâu hơn về quan điểm của một người trong nghề trước  vấn đề này.

    Đạo diễn Hoàng Công Cường. 

    Chào anh Hoàng Công Cường. Hẳn anh đã biết câu chuyện giữa 2 vở “Ngày Xưa” (Thuở Ấy Xứ Đoài) và “Tinh Hoa Bắc Bộ”. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi anh dưới góc độ một người đạo diễn, liệu những thiết kế sân khấu, mỹ thuật, công trình… thực hiện cho một vở duy nhấtđược phép diễn lại cho một vở khác?

    Không, vì mỹ thuật sân khấu chính là linh hồn của chương trình hoặc vở diễn, nó chính là điểm mấu chốt để đạo diễn thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình trong mỗi tác phẩm. Trong nghề, nhiều khi chỉ cần nhìn sân khấu là biết của đạo diễn nào, nó là một phần trong bộ nhận diện cá nhân người sáng tạo.

    Bối cảnh sân khấu và dàn dựng của hai vở.

    Dưới con mắt của người làm đạo diễn sân khấu lâu năm, anh thấy việc vở "Tinh Hoa Bắc Bộ" trình diễn trên nền tảng kiến trúc sân khấu của vở "Ngày Xưa" (Thuở ấy xứ Đoài) trước đó như thế nào?

    Với những tư liệu so sánh giữa hai vở mà tôi được tiếp cận thì hạ tầng sân khấu của "Ngày Xưa" (Thuở ấy xứ Đoài) hiện tại hầu như còn nguyên vẹn đặc biệt về bố cục và các tuyến di chuyển của diễn viên. Những lớp sân khấu chính như phần mặt sàn di chuyển dưới nước, phông cảnh, các rặng tre, đặc biệt là nhà thuỷ đình… đó là những điểm nhấn chính và quan trọng trong show diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" xuất hiện sau đó. 

    Nhà thuỷ đình nặng gần 10 tấn được nhô lên từ dưới nước được xem là chi tiết độc đáo, nhận diện cho vở diễn "Thuở Ấy Xứ Đoài" vì từ trước đến nay chưa ai làm là sáng tạo của riêng đạo diễn Việt Tú” – anh nghĩ sao về quan điểm này của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái?

    Tôi đồng ý với ý kiến này, nhà thuỷ đình nổi lên mặt nước, là chi tiết hết sức ấn tượng; là xương sống để từ đó triển khai ra các nội dung liên quan đến văn hoá Bắc Bộ nói chung và Xứ Đoài nói riêng. Phần xuất hiện của nhà thuỷ đình quá ấn tượng với những khán giả có cơ hội thưởng thức vở diễn này. Trong nghề chúng tôi, những chi tiết khiến khán giả ấn tượng và nhớ về show diễn nhất thì đó là yếu tố then chốt của vở diễn, vì vậy dân trong nghề sẽ không tái sử dụng các điểm nhấn này của một đạo diễn khác.

    Nhà Thuỷ đình trong hai vở diễn.

    Để đào tạo diễn viên cho một vở diễn có khó? Với một vở thực cảnh với rất nhiều diễn viên là nông dân, chưa qua đào tạo, liệu có thể diễn trơn tru vòng vài 2-3 tháng như "Tinh Hoa Bắc Bộ"?

    Tôi đồng ý với ý kiến của biên đạo múa Tấn Lộc: việc sử dụng bà con nông dân chưa qua bất kỳ đào tạo nào để dựng lên một vở diễn đồ sộ trong chỉ 2-3 tháng là không thể.

    Như những gì mà tôi được biết về lĩnh vực trình diễn thực cảnh thì ngay cả những bậc thầy về phương pháp huấn luyện nông dân là Trương Nghệ Mưu và biên đạo Yasola Thuỷ cũng không làm được.

    Hình ảnh so sánh hai vở diễn.

    Anh có nghĩ giới nghệ sĩ cần hình thành thói quen tự bảo vệ chính sáng tạo của mình khi xảy ra tranh chấp?

    Tôi xin phép không lạm bàn về câu chuyện giữa nghệ sĩ và chủ đầu tư vì tôi không ở trong cuộc. Với riêng nghệ sĩ với nhau, thì cần biết tự bảo vệ cho sáng tạo của mình và của đồng nghiệp. Với anh em làm nghề sáng tác, mỗi tác phẩm không khác gì một đứa con mà mình thai nghén đau đáu, vun đắp cho nó để chạm đến trái tim khán giả. Mỗi tác phẩm là mồ hôi là nước mắt và sự hi sinh. Và khi bị đánh cắp nó đau lắm, và tôi cũng đã từng trải qua chuyện đó.

    Website của ekip "Tinh Hoa Bắc Bộ" sử dụng hình ảnh của "Thuở ấy xứ Đoài", ảnh chụp màn hình máy tính do công ty DS cung cấp.

    Xin cám ơn phần trao đổi của anh!

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dao-dien-hoang-cong-cuong-chi-co-2-3-thang-la-khong-the-de-dung-mot-vo-thuc-canh-a255391.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan