+Aa-
    Zalo

    Đào tạo kỹ năng thực hành CNTT ngay từ ghế nhà trường

    • DSPL
    ĐS&PL Đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) tại các trường đại học đang đứng trước thách thức rất lớn do đặc thù ngành học này có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng.

    Đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) tại các trường đại học đang đứng trước thách thức rất lớn do đặc thù ngành học này có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng. Để giải quyết bài toán khó này, Trường ĐH Đại Nam đặt mục tiêu “đào tào kỹ sư có năng lực thực hành và tiếp cận công nghệ đối với sinh viên CNTT ngay từ ghế nhà trường”, nhằm giúp các em sau khi ra trường có thể tham gia ngay vào thị trường lao động

    Chất lượng “cung” không đáp ứng được “cầu”

    Theo Sách trắng CNTT Việt Nam 2014, ước tính đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng một triệu lao động ngành CNTT, nhưng hiện tổng số nhân lực làm việc trong ngành này mới đạt hơn 440.000 người.

    Đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) tại các trường đại học đang đứng trước thách thức rất lớn do đặc thù ngành học này có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng.

    Theo báo cáo của Gartner (công ty nghiên cứu và tư vấn hàng đầu về CNTT), Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và 30 của thế giới về gia công và phát triển phần mềm. Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo và phát triển gần 20.000 kỹ sư và kỹ thuật viên nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, dù số lượng sinh viên CNTT ra trường hằng năm không phải ít nhưng tỷ lệ số lượng đáp ứng yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp còn hạn chế.

    Phân tích nguyên nhân khiến chất lượng “cung” không đáp ứng được “cầu”, TS. Lương Cao Đông – Hiệu trưởng, Trưởng khoa CNTT, Trường ĐH Đại Nam nhận định: “Nguyên nhân là phần lớn sinh viên chỉ được đào tạo thiên về lý thuyết; thực hành về chuyên môn là rất ít. Vì vậy, sau khi ra trường, doanh nghiệp thường phải tái đào tạo các em mới bắt kịp được công việc…”.

    TS Lương Cao Đông – Hiệu trưởng, Trưởng Khoa CNTT, Trường ĐH Đại Nam.

    Cùng theo TS. Lương Cao Đông, đào tạo CNTT hiện nay đang đứng trước thách thức rất lớn bởi đặc thù ngành học này có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng. “Thực tế cho thấy, sau 4-5 năm học trong trường đại học, nhiều sinh viên CNTT ra trường không sử dụng những kiến thức được đào tạo trong trường để phục vụ cho công việc bởi những kiến thức đó đã lạc hậu. Trách nhiệm này thuộc về các trường đại học”, TS. Lương Cao Đông nói.

    Chương trình học gắn với thực tế ở ĐH Đại Nam

    Trách nhiệm của các trường đại học đào tạo về CNTT là phải đảm bảo được việc sinh viên ra trường sẽ có việc làm đúng ngành học đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Để đáp ứng được việc đó, các trường phải luôn cập nhật chương trình học và cung cấp những kỹ năng tự học, học tập suốt đời để sinh viên ra trường luôn sẵn sàng với những thay đổi đang diễn ra.

    ĐH Đại Nam đặt mục tiêu đào tạo kỹ sư thực hành CNTT ngay từ ghế nhà trường.

    Chính vì thế, mục tiêu đào tạo sinh viên CNTT của Trường ĐH Đại Nam khác với các trường đại học lớn là đào tạo sinh viên sau khi ra trường có thể tham gia ngay vào thị trường lao động – đó là kỹ sư thực hành” – TS Lương Cao Đông cho biết.

    Để giúp sinh viên không chỉ học lý thuyết suông, tất cả các môn học của Khoa CNTT tại Đại Nam đều được xây dựng theo đồ án (đồ án môn học) nhằm giúp sinh viên trong việc sử dụng kiến thức làm các bài tập cụ thể. Với mỗi đồ án, sinh viên sẽ phải hoàn thành các bài tập thực tiễn cụ thể là các dự án.

    Ngoài ra, sinh viên cũng thực hành làm bài tập là các dự án. Các dự án này không nhất thiết phải là các dự án lớn mà đó là những vấn đề sinh viên có thể sẽ gặp trong quá trình làm việc sau này.

    “Thông qua việc làm các bài tập đó, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên cũng tăng lên, làm việc tốt hơn. Khi đó các em sẽ tự tin hơn trong công việc sau này, khi ra làm việc, gặp bài toán lớn các em sẽ tự tin giải quyết” – TS Lương Cao Đông nói.

    Để giúp sinh viên có thể thực hành tốt, Khoa CNTT, ĐH Đại Nam đã trang bị hệ thống phòng học thực hành hiện đại, tiện ích nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận với công nghệ mới.

    Theo TS Đông, điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là so với các trường đại học lớn đào tạo CNTT chủ yếu thiên về dạy lý thuyết và tư duy thì sinh viên CNTT tại ĐH Đại Nam, ngoài việc được dạy lý thuyết với những trang thiết bị mới nhất còn được ứng dụng vào thực hành các bài tập cụ thể, với thời gian thực hành chiếm 1/2 toàn bộ thời lượng học.

    Ngoài ra, việc học này khác với thợ học, bởi thợ chỉ học chuyên sâu về một hệ điều hành nhất định còn kỹ sư thực hành trước khi học thực hành sẽ được học lý thuyết. Điều này giúp sinh viên có được một sự tự tin nhất định khi ra trường và có thể tham gia ngay vào thị trường lao động.

    Để giúp sinh viên có thể thực hành tốt, Khoa CNTT, ĐH Đại Nam đã trang bị hệ thống phòng học thực hành hiện đại, tiện ích nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận với công nghệ mới. Phòng Lab của ĐH Đại Nam được đầu tư 5 máy chủ Dell cấu hình cao (CPU: 2cpu/12core,24 ths 2,66Ghz RAM: 64G (8G*8) ECC DDRAM 3, HDD: 2*2TB WD RE, 2 x RJ-45 Gigabit Ethernet, Power: 2*750W), 2 Switch CISCO WS-C3750G (24 Gigabit Ethernet ports and 4 SFP), 5 Router Cisco 2811, 5 Switch Cisco (WS-C2960-24-S 24), 1 Draytek Vigor3300B+, 2 đường truyền cáp quang FPT có 2 IP tĩnh và nhiều trang thiết bị thực hành khác.

    “Chúng tôi mong muốn với hệ thống thiết bị tốt, mới trên thế giới đang được sử dụng tại Việt Nam mà nhà trường đã đầu tư trang bị cho các em sinh viên thì các em có điều kiện tiếp cận với những công nghệ mới nhất. Và do vậy, nhiều sinh viên năm thứ ba của Khoa CNTT ĐH Đại Nam đã có thể tham gia vào thị trường lao động” – TS Lương Cao Đông vui vẻ nói.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dao-tao-ky-nang-thuc-hanh-cntt-ngay-tu-ghe-nha-truong-a260535.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan