+Aa-
    Zalo

    Nguy cơ nợ xấu lớn, nhiều dự án BOT bị ngân hàng “tạm thời xa lánh”

    • DSPL
    ĐS&PL Từng là kênh đầu tư mới đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp tư nhân khai phá, BOT bất ngờ trở thành ác mộng, thậm chí các ngân hàng cũng tạm thời xa lánh.

    Từng là kênh đầu tư mới đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp tư nhân khai phá, BOT bất ngờ trở thành ác mộng, thậm chí các ngân hàng cũng "tạm thời xa lánh".

    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, làn sóng đầu tư vào BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) các năm qua đang để lại hệ lụy lớn: khoảng một nửa dư nợ tín dụng trị giá 110.000 tỉ đồng cho lĩnh vực BOT đang có nguy cơ trở thành nợ xấu.

    Nguyên nhân gây ra thực trạng này là doanh thu các dự án BOT không đạt như dự kiến ban đầu. Một số dự án buộc phải giảm phí hay chưa tăng phí theo đúng lộ trình trong hợp đồng, khiến lợi nhuận bị teo tóp.

    Nợ tín dụng lên tới hơn trăm nghìn tỷ đồng, nhiều dự án BOT bị ngân hàng “xa lánh”. Ảnh minh họa

    “Theo tính toán, có khoảng 9 dự án bị phá vỡ phương án tài chính nếu phải lùi thời điểm tăng giá đến năm 2022. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án, không đảm bảo kế hoạch trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến môi trường kêu gọi đầu tư”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

    Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tục cảnh báo các ngân hàng thương mại liên quan đến cho vay các dự án BOT, BT (xây dựng - chuyển giao) giao thông. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, trong 9 tháng của năm 2019, tăng trưởng tín dụng đạt 9,4% so với cuối năm ngoái, nhưng cho vay các dự án BOT, BT giao thông chỉ tăng 1,85%.

    Mặt khác, từ đầu năm đến nay, tỷ lệ nợ xấu dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông bắt đầu tăng nhanh (thời điểm ngày 30/6/2019 chiếm tỷ lệ 2,11%), trong khi từ năm 2015 - 2018, tỷ lệ này chỉ dưới 0,1%, chủ yếu là do doanh thu thu phí không đạt như dự kiến.

    Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, hiện huy động vốn ngân hàng thương mại đang rất khó. Ngân hàng Nhà nước cũng có quy định vay dự án chuyên biệt, với loại hình doanh nghiệp BOT là xong dự án sẽ giải tán.

    Đối với loại hình này, rủi ro sẽ lớn hơn doanh nghiệp thông thường với trọng số rủi ro lên tới 160%, trong khi doanh nghiệp thông thường chỉ là 100% Do vậy, ông cho rằng, doanh nghiệp BOT huy động vốn qua thị trường trái phiếu là rất quan trọng. Nguồn vốn này hiện chiếm khoảng 20% trong các dự án hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, các dự án sẽ còn 3 nguồn vốn khác gồm vốn tự có của doanh nghiệp 15 – 20%, vốn của tổ chức tín dụng 40 – 50%, còn lại là từ các quỹ.

    Ông Lực nhận định, cái khó nhất của các dự án là cấu trúc tài chính phức tạp. Vì vậy, các dự án cần có tư vấn để tối ưu nguồn vốn như quốc tế.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-co-no-xau-lon-nhieu-du-an-bot-bi-ngan-hang-tam-thoi-xa-lanh-a303066.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan