+Aa-
    Zalo

    Đề nghị EU trì hoãn Brexit, thủ tướng Anh gửi 3 bức thư tới chủ tịch hội đồng châu Âu

    • DSPL
    ĐS&PL Thủ tướng Anh đã gửi thư không có chữ ký tới EU yêu cầu trì hoãn Brexit. Tuy nhiên, ông Johnson đã lại gửi thêm một lá thư bày tỏ quan điểm không muốn gia hạn Brexit.

    Thủ tướng Anh đã gửi thư không có chữ ký tới EU yêu cầu trì hoãn Brexit. Tuy nhiên, ông Johnson đã lại gửi thêm một lá thư bày tỏ quan điểm không muốn gia hạn Brexit.

    Chiều 19/10, với tỷ lệ 322 phiếu thuận và 306 phiếu chống, Quốc hội Anh đã chấp thuận đề xuất do cựu Bộ trưởng thuộc đảng Bảo thủ, ông Oliver Letwin soạn thảo. Đề xuất này kêu gọi Hạ viện không ủng hộ kế hoạch Brexit của Thủ tướng Anh Johnson cho đến khi Quốc hội Anh thông qua tất cả dự luật nhằm bảo đảm việc thực thi luật ngăn chặn Brexit không thỏa thuận, hay còn gọi là Đạo luật Benn.

    Thủ tướng Anh buộc phải gửi thư yêu cầu EU trì hoãn Brexit. Ảnh: TTXVN

    Phát biểu ý kiến sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Thủ tướng Johnson khẳng định, kết quả này không làm ông mất tinh thần và ông vẫn có niềm tin mạnh mẽ rằng điều tốt nhất cho Anh và EU là London rời khối này vào ngày 31/10 tới.

    “Tôi sẽ không đàm phán với EU về việc trì hoãn Brexit dù luật pháp bắt tôi phải làm điều đó”, ông Johnson nói. Ông hy vọng tuần tới các nghị sĩ sẽ chấp nhận thỏa thuận Brexit của ông với “con số áp đảo”.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson buộc phải tuân theo Đạo luật Benn được các nghị sĩ thông qua là yêu cầu EU thay đổi thời hạn Anh rời khỏi liên minh (Brexit) từ ngày 31/10 sang ngày 31/1/2020, nếu đến hạn 31/10 mà hai bên chưa đạt được thỏa thuận.

    Cùng ngày, ông Johnson gửi tổng cộng 3 bức thư cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, theo một nguồn tin chính phủ Anh giấu tên. Lá thư thứ nhất là bản sao Đạo luật Ben nhưng Johnson từ chối ký vào thư này. Johnson viết rằng ông không muốn trì hoãn Brexit trong thư thứ hai và ký vào nó. Trong thư thứ ba, đại sứ Anh tại EU Tim Barrow giải thích rằng Johnson phải bất đắc sĩ gửi thư yêu cầu trì hoãn Brexit để tuân thủ luật pháp.

    "Tôi đã nói rõ từ khi trở thành thủ tướng và nói rõ trước quốc hội một lần nữa vào hôm nay rằng quan điểm của tôi và chính phủ là tiếp tục trì hoãn Brexit sẽ làm tổn hại lợi ích của Anh, các đối tác EU và mối quan hệ giữa chúng ta", Johnson viết trong trong lá thư thứ hai. Johnson bày tỏ tin tưởng rằng quốc hội Anh sẽ thông qua thỏa thuận Brexit trước ngày 31/10.

    Tusk thông báo ông đã nhận được yêu cầu từ Johnson. "Tôi sẽ hỏi ý kiến các lãnh đạo EU về cách phản ứng", ông viết trên Twitter ngày 19/10.

    Sau khi Johnson lên nắm quyền hồi cuối tháng 7, ông khẳng định muốn Anh rời EU vào đúng ngày cuối cùng của tháng 10 dù có hay không có thỏa thuận. Phe đối lập cho rằng chính sách của ông có thể khiến Anh rời EU mà không có thỏa thuận quy định rõ ràng các khía cạnh của quan hệ hai bên hậu Brexit, như giao dịch thương mại hay quyền của công dân Anh ở EU. Điều này đặt ra nguy cơ chia rẽ đất nước, làm tê liệt nền nông nghiệp và một số ngành sản xuất, khiến nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-nghi-eu-tri-hoan-brexit-thu-tuong-anh-gui-3-buc-thu-toi-chu-tich-hoi-dong-chau-au-a297619.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan