+Aa-
    Zalo

    Đè vạch khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

    (ĐS&PL) - Vạch kẻ đèn đỏ là 1 dải vạch màu trắng nét liền. Vạch kẻ đường này được kẻ trước tín hiệu đèn giao thông nhằm báo hiệu khi đèn đỏ, người điều khiển phương tiện không được phép cho xe lấn qua vạch, chạm đè lên vạch này.

    Theo Luật giao thông đường bộ 2008 quy định, vạch kẻ đèn đỏ là 1 dải vạch màu trắng nét liền. Vạch kẻ đường này được kẻ trước tín hiệu đèn giao thông nhằm báo hiệu khi đèn đỏ, người điều khiển phương tiện không được phép cho xe lấn qua vạch, chạm đè lên vạch này.

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ sẽ được quy định như sau.

    de vach khi dung den do bi phat bao nhieu
    Ảnh minh họa

    Cụ thể, mức phạt lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ được quy định tại điểm A, khoản 1, Điều 5 và điểm A, khoản 1, Điều 7, Chương II Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    - Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Mức phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng với trường hợp xe mô tô, xe gắn máy dừng đèn đỏ mà đè, chạm hoặc vượt quá vạch kẻ đường phía trước.

    - Đối với ô tô: Mức phạt tiền từ 200 - 400 nghìn đồng khi ô tô đè, chạm hoặc vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ.

    - Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Mức phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng khi người điều khiển cho phương vượt quá, chạm, đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ.

    - Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: Phạt tiền 80 - 100 nghìn đồng khi người điều khiển đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ.

    Với mức phạt trên, người điều khiển phương tiện cần biết và tuân thủ luật giao thông đường bộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-vach-khi-dung-den-do-bi-phat-bao-nhieu-a559220.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan