+Aa -
    Zalo

    Đèn vàng có được đi tiếp không?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Đèn vàng có được đi tiếp không? Nếu không, thì vượt đèn vàng thì bị xử phạt như thế nào?
    (ĐSPL) - Đèn vàng có được đi tiếp không? Nếu không, thì vượt đèn vàng thì bị xử phạt như thế nào?
    Xử phạt vi phạm giao thông: Những quy định cơ bản của Luật giao thông đường bộ hầu hết ai cũng được học qua khi thi Giấy phép lái xe. Để lái xe và có Giấy phép lái xe cực kì đơn giản. Còn việc lái xe như thế nào để không vi phạm bất kì quy định nào là cả một vấn đề.
    Đa số người tham gia giao thông, nhất là sống trong những đô thị đông đúc dân cư thì việc phạm lỗi an toàn giao thông là điều không thể tránh khỏi.
    Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có tín hiệu đèn giao thông.
    Khoản 3, Điều 10, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
    "3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau:
    a) Tín hiệu xanh là được đi;
    b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
    c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
    d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý."
    Theo đó, đèn vàng là tín hiệu báo cho người tham gia giao thông chuẩn bị tư thế dừng lại để bảo đảm an toàn.

    Đèn vàng có được đi tiếp không?

    Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
    Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, khi đèn vàng đã bật sáng mà còn cho xe đi tiếp là thuộc vào hành vi vi phạm: "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Và đối với lỗi vi phạm này thì căn cứ vào Điểm o Khoản 3 Điều 6, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
    Còn về vi phạm vượt đèn đỏ, tại Điểm c Khoản 4, Điểm b Khoản 10, Điều 6 quy định như sau: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 tháng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi: “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng”.
    Như vậy, người tham gia giao thông chỉ có thể đi qua đèn vàng khi đèn nhấp nháy, còn khi đèn đã chuyển sang màu vàng thì phải dừng trước vạch dừng để bảo vệ an toàn. Người điều khiển xe máy vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt với mức là 100.000 đồng đến 200.000, nhẹ hơn so với mức phạt vượt đèn đỏ là 200.000 đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 1 tháng.
    Ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô
    Khi lái xe ô tô phải giữ khoảng cách an toàn, khi tới ngã tư đèn xanh đỏ phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông. Cụ thể, tới ngã tư có đèn xanh đỏ mà đèn vàng bật sáng, phải dừng ô tô trước vạch sơn theo quy định. Trường hợp, nếu đèn vàng bật sáng mà xe ô tô đã lưu thông qua vạch sơn thì có thể điều khiển xe ô tô qua ngã tư và tiếp tục lưu thông.
    Cần lưu ý, khi đã có tín hiệu đèn vàng mà không chấp hành, cố tình điều khiển xe ô tô vượt qua ngã tư thì đã vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, CSGT sẽ dừng xe kiểm tra và xử lý như lỗi vượt đèn đỏ.
    Việc xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
    Còn về vi phạm vượt đèn đỏ, theo Điể K Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: “Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: k) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng”.
    Clip: Bắn vỡ đèn tín hiệu giao thông chỉ để… vui
    Gia Huy 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/den-vang-co-duoc-di-tiep-khong-a90440.html
    Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

    Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

    (ĐSPL) - Những lỗi thường gặp của đa số người tham gia giao thông là vượt đèn đỏ. Vậy, vi phạm vượt đèn đỏ cho người điều khiển ô tô và xe máy quy định như thế nào?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

    Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

    (ĐSPL) - Những lỗi thường gặp của đa số người tham gia giao thông là vượt đèn đỏ. Vậy, vi phạm vượt đèn đỏ cho người điều khiển ô tô và xe máy quy định như thế nào?

    Hà Nội: Khốn đốn vì đèn giao thông bị hỏng

    Hà Nội: Khốn đốn vì đèn giao thông bị hỏng

    (ĐSPL) - Thời gian gần đây, một số tuyến đường trên địa bàn Hà Nội thường xuyên xảy ra tình trạng hệ thống đèn giao thông bị hỏng. Điều đó gây cản trở không nhỏ cho các phương tiện giao thông.