+Aa-
    Zalo

    Dẹp bỏ trà đá miễn phí trên vỉa hè: Đúng hay sai luật?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cho rằng hành động đặt bình trà đá miễn phí này gây cản trở và mất trật tự đô thị, nên công an phường đã tịch thu bình trà.

    (ĐSPL) - Cho rằng hành động đặt bình trà đá miễn phí này gây cản trở và mất trật tự đô thị, nên công an phường đã tịch thu bình trà.

    Nhiều ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thùng trà đá miễn phí trước số nhà 1031B - đường Giải Phóng - phường Thịnh Liệt - quận Hoàng Mai - Hà Nội) bị lực lượng Công an phường tịch thu gây xôn xao dư luận.

    Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh sự việc. Nhiều người tỏ ý không đồng tình. Họ cho rằng việc bày trà đã miễn phí là một hình ảnh đẹp cần được khuyến khích, cổ vũ. Một số ý kiến lại cho rằng, việc làm của lực lượng chức năng là cần thiết bởi họ lo ngại trà đá miễn phí không đảm bảo vệ sinh, sức khỏe và trật tự mỹ quan đô thị.

    Xét về góc độ pháp lý, việc làm của công an là đúng pháp luật để đảm bảo an ninh trật tự lòng lề đường, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

    Khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Như vậy, việc sử dụng hè phố vì bất cứ lý do gì cũng phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

    Thùng trà miễn phí bị bốc lên xe.

    Trình tự thực hiện xin sử dụng hè phố:

    - Bước 1: Công chức cấp xã, phường hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn;

    - Bước 2:  Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện, Quận tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ và chuyển cho Phòng Quản lý đô thị.

    - Bước 3: Công chức chuyên môn Phòng Quản lý đô thị thụ lý hồ sơ, kiểm tra trình lãnh đạo phòng, trình lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển giấy phép cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giao cho Công chức cấp xã.

    Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện

    Thành phần hồ sơ:

    - Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông hoặc công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin (có xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú)

    - Giấy cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị;

    - Sơ đồ vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực đối với trường hợp sử dụng địa điểm cố định).

    - Người có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông nhưng không phải là chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè đó thì phải được sự đồng ý bằng văn bản (có công chứng hoặc chứng thực) của người có quyền sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất bên trong đó.

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc

    Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện, Quận.

    Nếu không được cho phép mà vẫn tự ý sử dụng thì sẽ bị cơ quan chức năng xử lý.

    Về thẩm quyền xử phạt, theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi  sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trái phép.

    Theo Nghị định 171/2013 thì mức xử phạt được quy định tại khoản 1 Điều 12 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

    Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm như: Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông; Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố

    Căn cứ theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 71 quy định như sau: Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

    Theo quy định trên, thì cơ quan công an không có quyền thu tang vật, và các đồ dùng và công cụ cho việc thực hiện việc cung cấp trà đá miễn phí bởi không có quy định nào cho phép điều này. Nhưng nếu có dựng công trình cố định như lều,.. ngay trên vỉa hè để bán thì có thể buộc phải tháo gỡ ngay lập tức để trả lại diện tích thoáng cho vỉa hè.

    Còn nếu tịch thu tang vật, theo điều 81, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm Hành chính quy định khi tịch thu hay tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập thành biên bản và trao cho người vi phạm một bản. Trong các biên bản này phải nêu rõ số lượng, chủng loại, hiện trạng... vì người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản, nếu gây hư hỏng phải bồi thường hoặc để xử lý đối với phương tiện, tang vật bị tịch thu.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]xZazXNZYyH[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dep-bo-tra-da-mien-phi-tren-via-he-dung-hay-sai-luat-a104235.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.