+Aa-
    Zalo

    ĐHĐCĐ MBBank “nóng” chuyện nợ xấu, trái phiếu và cho vay bất động sản

    ĐS&PL Các câu hỏi về nợ xấu của Mcredit, cho vay bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp liên tiếp được cổ đông gửi tới lãnh đạo Ngân hàng Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank).

    Lợi nhuận vượt tỷ USD

    Theo báo Công Thương, sáng 25/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, mã: MBB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023.

    dhdcd mbbank nong chuyen no xau trai phieu va cho vay bat dong san
    ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 Ngân hàng Quân đội tổ chức sáng 25/4. Ảnh: Báo Công Thương

    Tại đại hội, lãnh đạo MB cho biết, ngân hàng đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông 2022 thông qua. Trong đó, tổng tài sản cuối năm 2022 của ngân hàng đạt 728.532 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021 và vượt 4,1% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 22.729 tỷ đồng, tăng 37,5% và vượt 12% kế hoạch.

    MB cũng trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng trưởng 15% so với năm 2022, đạt 26.138 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng khoảng 14%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không quá 2%. Ngân hàng cũng dự kiến trong sau (2024) sẽ chia cổ tức tỷ lệ 10-15%.

    Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến tăng thêm 1.542 tỷ đồng cho vốn điều lệ từ việc tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông 2022 thông qua và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Vốn điều lệ dự kiến của MB sau khi hoàn thành việc tăng vốn điều lệ năm 2023 là 53.683 tỷ đồng.

    Tại đại hội, MB thông tin tới cổ đông về việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại, thành lập ngân hàng liên doanh, cổ phần tại Campuchia,… MB cũng tiếp tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động như đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2022 thông qua và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Thời gian thực hiện trong năm 2023 đến quý II/2024.

    Như thông tin MB đã công bố trước đó về vấn đề nhân sự, Quyết nghị của Hội đồng Quản trị về việc từ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị MB đối với ông Lê Hữu Đức, bầu ông Lưu Trung Thái thay thế giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2019-2024. Đồng thời, giao nhiệm vụ ông Phạm Như Ánh chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành.

    Kiểm soát tín dụng và trái phiếu

    Đáng chú ý, tại phần thảo luận, nợ xấu và trái phiếu doanh nghiệp và cho vay bất động sản là những vấn đề "nóng" chưa từng có, được nhiều cổ đông giơ tay xin được "chất vấn" ban lãnh đạo ngân hàng MB.

    Theo báo Dân Việt, một cổ đông bày tỏ lo ngại liệu nợ xấu của MCredit có tăng mạnh và ảnh hưởng tới tập đoàn, khi mà sau mấy năm dịch Covid, người vay tiêu dùng khó trả nợ hơn và gần đây nhiều công ty đòi nợ bị cơ quan công an điều tra, dẫn đến nhiều người cố tình bùng nợ.

    Lãnh đạo ngân hàng giải đáp, MB đã thực hiện tái cơ cấu MCredit, tối ưu giảm chi phí hoạt động, tăng doanh thu, kiểm soát thu hồi nợ, xây dựng chiến lược mới cho giai đoạn tiếp theo và định vị lại thương hiệu trên thị trường. Nợ xấu vẫn theo đúng chiến lược dưới 6% dù trung bình ngành là trên 8%.

    "Định hướng của MCredit là chiến lược thu hồi nợ nhân văn. Hiện số nhân sự thu hồi nợ hơn 1.000 người, trong đó 600 cộng tác viên. Khi thị trường khó khăn, những doanh nghiệp có văn hóa độc đáo, cam kết về chất lượng thì sẽ tiến xa hơn. Kết quả đạt được trong thời gian đã chứng minh hướng đi đúng đắn của MCredit", Chủ tịch MB nhấn mạnh.

    Tạp chí Đầu tư tài chính đưa tin, về vấn đề cho vay bất động sản, Phó Tổng giám đốc thường trực Phạm Như Ánh cho biết, cho vay bất động sản gồm cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay cá nhân mua nhà để ở. Hiện dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 7,8% trong tổng cho vay của MB, thuộc top có tỷ lệ cho vay thấp nhất thị trường. Nếu cộng cả cho vay cá nhân mua nhà thì cao nhưng không thể hiện đúng bản chất.

    Về các khoản cho vay và trái phiếu của nhóm Novaland, Hưng Thịnh, Trung Nam, ông Phạm Như Ánh cho biết: "Tại Hưng Thịnh, MB không cho vay dự án, không sở hữu trái phiếu, một chút cho vay về lĩnh vực xây lắp. Novaland là đối tác bất động sản lớn, MB có cho vay và phát hành trái phiếu cho Novaland. Tuy nhiên ngân hàng quản lý, đánh giá dự án cụ thể và tính đến hiện tại, số dư trái phiếu doanh nghiệp của Novaland đã giảm khá lớn, không còn nhiều như số đầu năm. Năm 2023, ngân hàng dự kiến không phát sinh nợ xấu từ Novaland.

    Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái cũng cho biết: MB tham gia không chỉ một dự án mà nhiều dự án của Novaland, tổng quy mô cho vay và trái phiếu không đến con số 10.000 tỷ như cổ đông nói. MB kiểm soát tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản khoảng 8% trong tổng cho vay. Các dự án bất động sản không riêng Novaland đều có tài sản đảm bảo, sẽ không để phát sinh nợ xấu cho năm nay.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dhdcd-mbbank-nong-chuyen-no-xau-trai-phieu-va-cho-vay-bat-dong-san-a573459.html
    Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2023: Ngân hàng chuẩn bị gì cho kế hoạch lợi nhuận 22.000 tỷ đồng?

    Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2023: Ngân hàng chuẩn bị gì cho kế hoạch lợi nhuận 22.000 tỷ đồng?

    Tại Đại hội đồng cổ đông Techcombank diễn ra ngày 22.4, Ban Lãnh đạo Techcombank sẽ trình các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng 2023 đầy thận trọng. Song song với kiểm soát chất lượng tài sản và tín dụng, một trọng tâm quan trọng của Techcombank trong năm nay là phát triển dịch vụ cá nhân hóa để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2023: Ngân hàng chuẩn bị gì cho kế hoạch lợi nhuận 22.000 tỷ đồng?

    Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2023: Ngân hàng chuẩn bị gì cho kế hoạch lợi nhuận 22.000 tỷ đồng?

    Tại Đại hội đồng cổ đông Techcombank diễn ra ngày 22.4, Ban Lãnh đạo Techcombank sẽ trình các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng 2023 đầy thận trọng. Song song với kiểm soát chất lượng tài sản và tín dụng, một trọng tâm quan trọng của Techcombank trong năm nay là phát triển dịch vụ cá nhân hóa để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

    Soi “an toàn vốn” của ngân hàng trong mùa Đại hội cổ đông 2023

    Soi “an toàn vốn” của ngân hàng trong mùa Đại hội cổ đông 2023

    Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về hoạt động an toàn và quản trị rủi ro của các ngân hàng. Tại thời điểm các ngân hàng đang chạy đua cho mùa Đại hội cổ đông 2023, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ an toàn vốn giữa các ngân hàng, đáng chú ý, một số ngân hàng ghi nhận tỷ lệ an toàn vốn trên 15%, dù yêu cầu tối thiểu chỉ ở mức 8%.