+Aa-
    Zalo

    Đi công tác, tài khoản ngân hàng 'bốc hơi' 30 tỷ đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hội đồng xét xử TAND TP Huế kết luận VIB phải chịu trách nhiệm về việc mất 30 tỷ đồng trong tài khoản của Cty Thủy điện và buộc phải trả lại cho công ty.

    (ĐSPL) - Hội đồng xét xử TAND TP Huế đã kết luận VIB phải chịu trách nhiệm về việc mất 30 tỷ đồng trong tài khoản của Công ty thủy điện và buộc phải trả lại cho công ty số tiền này.

    Mới đây, TAND TP Huế (Thừa Thiên – Huế) đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp đòi lại tài sản” giữa bên nguyên đơn là Công ty cổ phần đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam và bên bị đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB).

    Khởi kiện vì không trực tiếp rút tiền, 30 tỷ vẫn “không cánh mà bay”

    Theo bản án của TAND TP Huế, ngày 23/6/2011, trong tài khoản của Công ty thủy điện do bà Phan Thị Hồng Vân, trú tại phường Trường An, TP Huế, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc làm đại diện,  mở tại Ngân hàng VIB chi nhánh Huế phát sinh số tiền 30 tỷ đồng.

    Cùng ngày, Công ty thủy điện lập giấy rút toàn bộ số tiền nói trên với hình thức rút tiền mặt tại VIB chi nhánh Huế. Trên giấy rút tiền có chữ ký và con dấu hợp lệ của chủ tài khoản là bà Vân.

    Thế nhưng, bà Phan Thị Hồng Vân cho rằng,  thời điểm mà số tiền 30 tỷ đồng trong tài khoản của Công ty thủy điện bị rút với hình thức rút tiền mặt, bà đang ở Hà Nội. Để chứng minh điều này, bà Vân đã nộp cho CQĐT bằng chứng chứng minh cho điều này là có thật.

    Trên cơ sở đó, bà Phan Thị Hồng Vân khẳng định, mình không phải là người đã trực tiếp và cũng không ủy quyền cho bất kỳ người nào rút số tiền 30 tỷ đồng tại ngân hàng VIB chi nhánh Huế.

    Ngân hàng VIB Trường Tiền, số 30 đường Lê Lợi, TP Huế.

    Theo nguyên đơn, người đứng ra thực hiện việc rút số tiền 30 tỷ đồng trong tài khoản của Công ty thủy điện tại Ngân hàng VIB chi nhánh Huế là bà Lê Thị Lệ Hằng, Giám đốc VIB Trường Tiền thuộc chi nhánh Huế, nơi bà Vân thường xuyên giao dịch.

    Phía nguyên đơn trình bày, ngày 23/11/2016, khi tài khoản của Công ty thủy điện phát sinh số tiền 30 tỷ đồng, bà Hằng đã tự ý điền các thông tin vào giấy rút tiền được bà Phan Thị Hồng Vân ký và đóng dấu sẵn để thực hiện lệnh rút tiền.

    Sau đó, theo bản kết luận điều tra số 05/KLĐT/PC64 của CQĐT PC64, Công an TP Huế, Hằng đã chia nhỏ số tiền này ra và chuyển vào số tài khoản của một số tổ chức, cá nhân khác, trong đó có chuyển cho bà Vân 900 triệu đồng.

    Bản kết luận điều tra số 05 của PC64 TP Huế khẳng định, toàn bộ số tiền 30 tỷ đồng chưa ra khỏi Ngân hàng VIB.

    Bên cạnh đó, theo bản hỏi cung của CQĐT đối với bị can Lê Thị Lệ Hằng, bà này đã thừa nhận Công ty cổ phần đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam không thực hiện lệnh rút tiền mặt đối với số tiền 30 tỷ đồng vào ngày 23/6/2011, mà là do chính mình thực hiện dựa trên các giấy tờ mà bà Vân đã ký và đóng dấu trước đó.

    Từ những yếu tố vừa nêu, HĐXX sơ thẩm TAND TP Huế xác định, việc Công ty cổ phần đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam khởi kiện đòi lại tài sản là có cơ sở.

    Lê Thị Lệ Hằng, thời điểm bị bắt.

    Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

    Tại phiên toà xét xử, phía bị đơn thừa nhận trong ngày 23/6/2011, tài khoản của Công ty thủy điện tại VIB có phát sinh số tiền 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng ngày hôm đó, phía nguyên đơn đã lập giấy rút tiền, có chữ ký và con dấu của chủ tài khoản đầy đủ. Đối chiếu chữ ký và con dấu thực hiện giao dịch trên các chứng từ phù hợp với mẫu dấu và chữ ký mà Công ty thủy điện đã đăng ký khi mở tài khoản doanh nghiệp tại VIB nên có giá trị pháp lý, do đó VIB phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

    Theo giải thích của người đại diện phía bị đơn, về lý, vào thời điểm Công ty thủy điện lập giấy rút tiền và lệnh rút tiền được khớp thì số tiền 30 tỷ đã được giao cho khách hàng. Còn sau đó, khách hàng làm gì với số tiền đó thì VIB không thể biết và không chịu trách nhiệm.

    Tuy nhiên, chứng cứ tại tòa là giấy rút tiền ngày 23/6/2011 không được đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN” và phía bị đơn trình bày họ chưa nhận được số tiền 30 tỷ đồng thì, phía bị đơn không chứng minh được phía Công ty thủy điện đã nhận tiền theo giấy rút tiền vừa nêu.

    Trường hợp Công ty thủy điện đã nhận tiền thì giấy rút tiền phải đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” và phải có bản kê các loại tiền đã nhận nhưng phía Ngân hàng VIB đã không cung cấp được các loại giấy tờ, bản kê.

    Mặt khác, VIB cũng không chứng minh được khoản tiền 30 tỷ đồng đã được chuyển cho các tổ chức, cá nhân khác là theo yêu cầu của Công ty thủy điện, dù số tiền này được chuyển đi từ tài khoản của Công ty thủy điện mở tại Ngân hàng VIB.

    Với những nội dung nêu trên, HĐXX xác định Công ty đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam có lập thủ tục rút tiền nhưng chưa nhận tiền từ Ngân hàng VIB. Do đó, VIB phải chịu trách nhiệm về việc mất 30 tỷ đồng trong tài khoản của Công ty thủy điện và buộc phải trả lại cho công ty này số tiền 30 tỷ đồng. Ngân hàng VIB cũng phải chịu án phí dân sự 138 triệu đồng.

    Ngân hàng VIB có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu CQĐT làm rõ, xử lý đối với tổ chức hoặc cá nhân có sai phạm đối với số tiền 30 tỷ đồng nêu trên.

    Thông tin thêm, vụ án dân sự trên là một phần của vụ án hình sự “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đặc biệt nghiêm trọng đang được CQĐT, Công an tỉnh Thừa Thiên  - Huế điều tra lại từ đầu, sau khi phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh này tuyên hủy kết quả các phiên tòa trước và trả hồ sơ cho CQĐT điều tra lại.

    Khoản 3a, 3b, Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

    “3a. Xử lý kết quả tra soát, khiếu nại:

    a) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho khách hàng, TCPHT thực hiện bồi hoàn cho chủ thẻ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của chủ thẻ và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng thỏa thuận tại hợp đồng. Trường hợp tổn thất phát sinh do lỗi của các bên liên quan (TCTTT, tổ chức chuyển mạch thẻ, TCTQT, ĐVCNT), bên có lỗi thực hiện bồi hoàn cho TCPHT theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật;

    b) Trong trường hợp hết thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại theo thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân hay lỗi thuộc bên nào thì trong vòng 15 ngày làm việc tiếp theo, TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về phương án xử lý hoặc tạm thời bồi hoàn tổn thất cho chủ thẻ cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền phân định rõ lỗi và trách nhiệm của các bên.

    3b. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm, TCPHT thực hiện thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn); đồng thời, thông báo bằng văn bản cho chủ thẻ về tình trạng xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại. Việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết không có yếu tố tội phạm, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về phương án xử lý kết quả tra soát, khiếu nại.”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-cong-tac-tai-khoan-ngan-hang-boc-hoi-30-ty-dong-a172401.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan