+Aa-
    Zalo

    Đi lễ chùa đầu năm: Cần sắm và hành lễ thế nào cho đúng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống cao đẹp của người Việt ta. Bên cạnh tấm lòng thành kính, mỗi người khi đến chùa đầu năm cần chú ý cách sắm sửa đồ lễ và hành lễ đúng cá

    Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống cao đẹp của người Việt ta. Bên cạnh tấm lòng thành kính, mỗi người khi đến chùa đầu năm cần chú ý cách sắm sửa đồ lễ và hành lễ đúng cách để thể hiện sự tôn kính với nhà Phật.

    Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, việc tuân thủ trong sắm lễ, cũng như trong ăn mặc không chỉ được thực hiện khi đi chùa đầu năm, mà bất kỳ dịp nào đến chùa mọi người cũng phải lưu ý.

    Dưới đây là một số lưu ý khi sắm lễ và hành lễ khi đến chùa đầu năm mới, theo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy.

    Lễ vật đi chùa gồm có những gì?

    Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, thực ra việc sắm lễ không có quy định nào chung cho tất cả mọi người. Tùy theo điều kiện cũng như hoàn cảnh của mỗi gia đình, mà chúng ta có cách sắm lễ phù hợp. Dù thế, mỗi người khi đến chùa cần lưu ý:

    - Không mang đồ ăn mặn như thịt lợn, thịt trâu, giò, chả...

    - Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

    - Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

    - Sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè…

    - Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

    Gia đình - Đi lễ chùa đầu năm: Cần sắm và hành lễ thế nào cho đúng?

    Lễ vật đi chùa gồm: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… (Ảnh minh họa).

    Cầu nguyện

    Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở, chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm.

    Nguyên tắc cầu nguyện chúng ta nên cầu cho chúng sinh trước, sau đó cầu cho gia đình, dòng họ và cuối cùng chúng ta cầu cho bản thân mình. Như thế vừa thể hiện được tâm đức cũng như tấm lòng thành kính của bản thân trước Phật.

    Nguyên tắc ra, vào

    Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.

    Trang phục

    Khi vào chùa nên tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn,… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

    Đối với nam có thể mặc comple, quần âu, hoặc mặc áo nghiêm túc, không lố lăng. Còn nữ có thể mặc áo dài, hoặc mặc áo quần bình thường, gọn gàng, đảm bảo sự kín đáo, truyền thống.

    Đến Chùa làm lễ cần lưu ý những điều sau:

    - Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

    - Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

    - Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

    - Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

    - Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ, thì nên đến nhà trai giới, hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

    Thanh Bình

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-le-chua-dau-nam-can-sam-va-hanh-le-the-nao-cho-dung-a219974.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan