+Aa-
    Zalo

    Đi tìm nguyên nhân giá thực phẩm liên tục tăng cao trên toàn cầu

    ĐS&PL Một nghịch lý đang diễn ra, đó là trong khi thị trường bán buôn toàn cầu, giá ngũ cốc, dầu thực vật, sữa và các mặt hàng nông nghiệp khác đã giảm, thì giá lương thực đến tay người dùng liên tục tăng cao.

    Theo báo Tổ Quốc, một bà mẹ 4 con người Kenya cho biết không đủ tiền để ăn trưa và ăn tối trong nhiều ngày, chỉ riêng 1 gói bột ngô nặng 2kg có giá gấp đôi số tiền bà kiếm được sau một ngày bán rau tại ki-ốt.

    di tim nguyen nhan gia thuc pham lien tuc tang cao tren toan cau
    Giá thực phẩm liên tục tăng cao trên toàn cầu. (Ảnh minh họa: world-grain.com)

    Phân tích tình hình giá cả lương thực hiện tại, Joseph Glauber, cựu nhà kinh tế trưởng của Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết giá cả bán buôn của các sản phẩm nông nghiệp như cam, lúa mì hay gia súc mới chỉ là mức chi phí ban đầu.

    Tại Mỹ, giá lương thực đã tăng 8,5% vào tháng 3 năm nay so với cùng kỳ một năm trước. Ông Glauber nói rằng "75% chi phí sẽ đến sau khi nông sản rời khỏi trang trại. Các chi phí bổ sung là chi phí năng lượng, các chi phí xử lý nông sản, phí vận chuyển và phí lao động.''

    Và nhiều chi phí bổ sung này được tính trong bối cảnh lạm phát tăng cao nên có thể thấy là các nền kinh tế trên khắp thế giới đều xảy ra tình trạng này. Giá lương thực tăng vọt 19,5% tại Liên minh châu Âu vào tháng trước so với một năm trước đó và tại Anh là 19,2%, mức tăng lớn nhất trong gần 46 năm.

    Những chuyên gia khác thì lại nhận thấy một lý do khác: Làn sóng sáp nhập trong nhiều năm qua đã làm giảm sự cạnh tranh trong ngành thực phẩm.

    Theo đó, Nhà Trắng năm ngoái phàn nàn rằng chỉ có 4 công ty đóng gói thịt kiểm soát 85% thị trường thịt bò Mỹ. Tương tự như vậy, chỉ có 4 công ty kiểm soát 70% thị trường thịt lợn và 54% thị trường gia cầm. Các nhà phê bình nói rằng những công ty đó có thể tận dụng vị thế của họ để tăng giá.

    Trong khi đó, ông Glauber, hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, cũng nói tới một vấn đề khác là bên ngoài nước Mỹ, đồng đô la mạnh là nguyên nhân khiến giá cả tại các nước khác ở mức cao.

    Chuyên gia Glauber đánh giá: "Trong khoảng thời gian này, chúng ta thấy đồng đô la mạnh và giá liên tục tăng. Giá ngô và lúa mì thì được định giá bằng đô la/tấn. Và khi bạn đặt giá trị đó theo đồng nội tệ, mức giá sẽ khác".

    Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) vừa công bố ngày 6/1, mức tăng giá theo tháng của thực phẩm thế giới đã cao kỷ lục trong tháng 3 sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. Nguyên nhân là do Ukraine là nhà cung cấp lớn bột mì và dầu ăn cho thị trường thế giới, trong khi Nga có thế mạnh về xuất khẩu phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.

    Theo VnEconomy, ông Qu Dongyu, Tổng giám đốc FAO nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cấp bách hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng hiệu quả hơn, toàn diện hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn. Để làm được điều này phải có sự chung tay của tất cả các nước.

    Tại Việt Nam, với thế mạnh là nước nông nghiệp nên dù khủng hoảng lương thực, biến động giá thế giới diễn biến mạnh thời gian qua nhưng sản phẩm nông nghiệp, lương thực của Việt Nam vẫn giữ ổn định và vượt qua các cú sốc giá thế giới – thông tin trên báo Tuổi trẻ.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-tim-nguyen-nhan-gia-thuc-pham-lien-tuc-tang-cao-tren-toan-cau-a573914.html
    Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững từ phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp

    Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững từ phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp

    Trước tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, đại dịch,… việc chuyển đổi sang hệ thống lương thực - thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm không chỉ cho gần 100 triệu người Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Phát triển các cụm ngành kinh tế nông nghiệp sẽ giúp thúc đẩy sự chuyển đổi; kinh nghiệm từ Nestlé cho thấy việc phát triển cụm liên kết này cần lấy người nông dân làm trọng tâm và thách thức lớn nhất chính là có được niềm tin từ người nông dân.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững từ phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp

    Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững từ phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp

    Trước tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, đại dịch,… việc chuyển đổi sang hệ thống lương thực - thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm không chỉ cho gần 100 triệu người Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Phát triển các cụm ngành kinh tế nông nghiệp sẽ giúp thúc đẩy sự chuyển đổi; kinh nghiệm từ Nestlé cho thấy việc phát triển cụm liên kết này cần lấy người nông dân làm trọng tâm và thách thức lớn nhất chính là có được niềm tin từ người nông dân.