+Aa-
    Zalo

    Đi vớt củi, người đàn ông kiếm được báu vật trăm tuổi được định giá nửa tỷ đồng

    • DSPL
    ĐS&PL Cây gỗ sa mu dầu quý hiếm mà lão nông Lô Văn Duyên vớt được giữa dòng lũ được định giá lên tới 500 triệu đồng.

    Cây gỗ sa mu dầu quý hiếm mà lão nông Lô Văn Duyên vớt được giữa dòng lũ được định giá lên tới  500 triệu đồng.

    Vừa qua, thông tin ông Lô Văn Duyên (bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) vớt được cây gỗ sa mu dầu quý hiếm, thương lái trả 300 triệu đồng chưa bán gây xôn xao dư dư luận.

    Theo đó, vào cuối tháng 8, do ảnh hưởng của bão nên trên địa bàn huyện Kỳ Sơn xảy ra mưa lũ lớn. Khi mưa lũ rút, một số gỗ, củi dạt vào bờ sông trên địa bàn huyện này.

    Vào khoảng 6h ngày 20/8, ông Lô Văn Duyên và một người hàng xóm đang đi thể dục thì phát hiện có một cây gỗ bị lũ cuốn trôi dạt vào bờ sông gần nhà. Khi ông xuống tận nơi thì phát hiện đó là cây gỗ sa mu dầu. Cây gỗ này cao khoảng 12-15m, đường kính 60cm, chu vi khoảng 180cm.

    Cây gỗ ông Duyên vớt được. Ảnh: Báo Nghệ An

    Cây gỗ sa mu dầu trên được nhiều thương lái ngỏ lời mua, có người trả giá 300 triệu đồng nhưng ông Duyên chưa có ý định bán. Trong khi đó, có ý kiến định giá cây gỗ lên tới 500 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Duyên vẫn chưa bán.

    Được biết loại cây sa mu dầu là một loại gỗ có vân thớ đẹp, dễ chế biến gia công, có thớ gỗ dọc và đặc biệt gỗ có khả năng chịu nắng mưa rất tốt, để ngoài trời hàng trăm năm không hỏng. Gỗ sa mua dầu toát ra mùi thơm dìu dịu, có tính năng xua đuổi ruồi muỗi... Những điều đặc biệt ấy khiến nó trở thành thứ gỗ quý.

    Tương truyền, sa mu dầu là loài gỗ quý, xưa kia chỉ có bậc đế vương mới được sử dụng. Hương sa mu dầu quyện vào làn da cung tần mỹ nữ khiến các bậc đế vương say đắm. Nhỏ vài giọt tinh dầu sa mu vào nước tắm là một trong những cách xức nước hoa của các cung tần mỹ nữ xưa kia.

    Sa mu dầu là loài cây gắn liền với đời sống đồng bào miền núi và nét văn hóa của người dân vùng cao nơi đây. Người Thái sử dụng gỗ sa mu với nhiều công dụng hơn, ngoài lợp mái, ván thưng nhà như đồng bào Mông thì họ còn dùng để đóng đồ gia dụng như giường tủ, bàn ghế, bộ ván ngựa... Hiện nay, gỗ sa mu dầu được sử dụng nhiều hơn vào việc làm nhà như cột, văng, xà, làm đồ thủ công mỹ nghệ như tượng, tranh, lộc bình, trần gỗ, lan ri, ốp tường...

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-vot-cui-nguoi-dan-ong-kiem-duoc-bau-vat-tram-tuoi-duoc-dinh-gia-nua-ty-dong-a242931.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan