+Aa-
    Zalo

    Đi xe, bấm còi không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Người điều khiển phương tiện giao thông lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?

    (ĐSPL) - Người điều khiển phương tiện giao thông lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?

    Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nghiêm cấm một số hành vi như: bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, bấm còi hơi; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất an toàn giao thông, trật tự công cộng.

    Khi xe lưu thông trên đường thì các lực lượng thanh tra, kiểm soát giao thông sẽ thực hiện việc kiểm soát và xử lý đối với phương tiện cố tình lắp thêm hoặc đổi còi có âm thanh lớn hơn so với còi nguyên bản của xe đã được đăng kiểm.

    Đối với những trường hợp vi phạm, việc xử lý được hướng dẫn tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

    Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

    Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

    Sử dụng còi không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

    Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

    Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

    Trong trường hợp sử dụng còi vượt quá âm lượng đối với ô tô (Theo tiêu chuẩn của Cơ quan đăng kiểm), người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; còn sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật đối với xe máy, người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

    Có thể xử lý hình sự

    Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng còi hơi khi lưu thông trong khu dân cư và có chế tài xử lý vi phạm hành chính về trật tự giao thông nhưng không chỉ giới hạn trong phạm vi này nếu hậu quả của việc sử dụng còi hơi là nghiêm trọng. Nếu xác định nguyên nhân bấm còi hơi gây ra việc lạc tay lái để xảy ra tai nạn đến mức nghiêm trọng như chết người hoặc thương tích nặng, từ 31\% trở lên, thì hoàn toàn có thể xử lý hành vi này theo luật hình sự ở tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính” tại điều 99 hay tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vi phạm quy tắc hành chính” tại điều 109 Bộ Luật Hình sự.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]hQiqqdGMtE[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-xe-bam-coi-khong-dung-noi-quy-dinh-bi-phat-bao-nhieu-tien-a109707.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.