+Aa-
    Zalo

    Đi xe máy về quê ăn Tết: Những điều cần chú ý

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những ngày Tết, nhiều người lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển về quê. Dẫu vậy, mỗi người cần đặt sự an toàn lên hàng đầu để tránh những mối nguy hiểm trên suốt đường đi.

    Theo tìm hiểu của PV Tạp chí Đời sống & Pháp luật, nhiều người do không đặt được vé xe, tàu về quê ăn Tết nên đã quyết định dùng xe máy làm phương tiện di chuyển với quãng đường kéo dài hàng trăm km. Bên cạnh đó, cũng không thiếu những người lại ưa chuộng về quê ăn tết bằng xe máy.

    Anh Chánh (26 tuổi, quê tại Nghệ An) chia sẻ: "Đây không phải là lần đầu tiên tôi quyết định dùng xe máy để về quê. Thời còn học đại học, tôi cùng đám bạn rủ nhau đi phượt bằng xe máy với quãng đường dài. Đi xe máy sẽ thoải mái về thời gian di chuyển, mình còn có thể ghé thăm những địa điểm có phong cảnh đẹp để chụp hình, thưởng thức đặc sản vùng miền đi qua".

    4716601510949723440062624829012166763872256n
    Anh Chánh cùng bạn bè thường tổ chức đi phượt đường dài

    "Điều mình thấy thú vị nhất là trên đường về quê lúc nào cũng sẽ nhìn xem có ai cùng biển số xe với mình không. Lúc nhìn thấy rất vui vì biết đồng hương đang về nhà ăn Tết cùng mình. Trong hành trình trở về quê hương, việc di chuyển đường dài cũng sẽ khiến tôi gặp nhiều khó khăn. Những hành lý trên xe đôi khi cũng khiến bản thân gặp khó khăn khi phải luồn lách vào dòng người tấp nập trên đường. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên phải nghỉ ngơi tại quán nước, bên vệ đường để nghỉ ngơi do phải di chuyển đường dài. Việc một mình một tay lái sẽ khiến bản thân mệt mỏi".

    Trong khi đó, với những người sợ ngồi ô tô như anh Đông (30 tuổi, Kinh Môn, Hải Dương) thì việc về quê đón Tết bằng xe máy là phương án tối ưu nhất. "Xe máy là phương tiện tối ưu với tôi những ngày nghỉ lễ. Do không gò bó về thời gian nên mình có thể trở về quê hương bất cứ lúc nào bản thân muốn. Đó cũng là những trải nghiệm thú vị".

    Từ khi ra Hà Nội, anh Thành (quê tại Hà Tĩnh) chưa bao giờ về quê bằng xe máy. Vì thế, Tết này anh muốn thử cảm giác lạ: "Lần này, tôi quyết định về quê bằng máy. Ban đầu, tôi rủ bạn đặt vé xe. Tuy nhiên, do tính chất công việc nên tôi không thể chọn thời gian để mua vé. Về quê bằng xe khách sẽ nhàn hơn nhưng cũng chen chúc, chật chội vì những ngày sát Tết số lượng người về quê rất đông. Với lại để xe máy lại phòng trọ cũng không an tâm".

    Đảm bảo được an toàn về quê ăn Tế

    Dù hành trình về nhà đón Tết mang đến rất nhiều trải nghiệm, nhưng người trẻ cũng nên cẩn thận vì thời điểm cận Tết, lưu lượng giao thông rất cao và nếu không có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ dẫn đến những vấn đề nan giải trên suốt quãng đường đi.

    z4049708425023280db
    Người dân về quê ăn Tết bằng xe máy

    Anh Tuấn (28 tuổi, quê tại Nghệ An) là một người có kinh nghiệm chạy xe máy về quê ăn Tết. Theo anh Tuấn, các bạn trẻ cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn phương tiện xe máy để di chuyển đường dài. Đầu tiên, mọi người cần phải kiểm tra, bảo dưỡng xe thật kĩ, tránh chạy ban đêm vì rất nguy hiểm.

    Những ngày cuối năm, nhiệt độ xuống thấp nên mọi người cần chuẩn bị áo ấm, găng tay, khăn quàng cổ, mũ bảo hiểm có kính chắn gió. Chia sẻ thêm, anh Tuấn cho biết việc di chuyển đường dài sẽ khiến bản thân chúng ta buồn ngủ. Vì thế, các bạn trẻ cần phải chia quãng đường thành từng chặng và nghỉ ngơi lấy sức để đi tiếp.

    "Đi khoảng 70-100 km thì nên dừng lại một lần để ăn uống trước khi đi tiếp. Trong khi đó, những bạn ở xa hơn thì cần chia ngắn quãng đường di chuyển, chấp nhận đi lâu hơn để đảm bảo an toàn. Bên cạnh điều này, mọi người cần tuân thủ an toàn giao thông. Về quê bằng xe máy cần đặt sự an toàn lên hàng đầu", anh Tuấn nói thêm.

    Văn Phong

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-xe-may-ve-que-an-tet-nhung-dieu-can-chu-y-a564011.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan