+Aa-
    Zalo

    Địa điểm bí mật tạo nên những đồ nội thất mới cứng được tái chế từ gỗ quan tài

    • DSPL
    ĐS&PL Những xưởng sản xuất tại miền Đông Trung Quốc đang tái chế lại hàng ngàn chiếc quan tài cũ thành đồ nội thất trong nhà sau lệnh cấm chôn cất của nhà chức trách.

    Những xưởng sản xuất tại miền Đông Trung Quốc đang tái chế lại hàng ngàn chiếc quan tài cũ thành đồ nội thất trong nhà sau lệnh cấm chôn cất của nhà chức trách.

    Tại Trung Quốc, chính sách không chôn xác người chết đã bắt đầu được thực thi khoảng 6 tháng trước ở một số tỉnh, thay vào đó, người chết sẽ được hỏa táng để tiết kiệm nguồn đất đang dần bị thu hẹp.

    Số quan tài bị đập vỡ được bán rẻ cho thương lái để tái chế.

    Tuy nhiên, một số lượng lớn quan tài được chuyển về thành phố Tú Thiên, Giang Tô sau khi chúng được bán cho các thương nhân để phá bỏ và tái chế.

    Bên đống quan tài gỗ truyền thống màu đen chất đống tại thị trấn Tú Thiên, một người cho biết chúng được vơ vét về từ khắp nơi với giá "bèo" và bán lại cho các xưởng gỗ địa phương để tái chế làm đồ nội thất.

    Chúng được xử lí khéo tới mức các khách hàng sẽ chẳng thể nhận ra rằng thứ đồ nội thất mà mình mua làm bằng từ gỗ quan tài. Có điều, địa điểm nào là nơi tái chế loại gỗ này hiện vẫn đang được giữ kín.

    Kể từ khi chính sách cấm chôn xác được ban hành, suốt 6 tháng qua, các quan chức ở nhiều địa phương đã thu giữ và phá hủy nhiều cỗ quan tài. Chính quyền tỉnh Giang Tây đã yêu cầu hạn chót cho việc thống nhất hỏa táng người chết vào tháng 9 đối với toàn bộ thị, huyện trên địa bản tỉnh.

    Việc sở hữu cũng như sản xuất quan tài bị cấm sau khi chính sách cấm chôn cất được ban hành.

    Họ hy vọng chính sách này sẽ giúp tiết kiệm đất đai cũng như giản lược bớt những nghi lễ chôn cất rườm rà. Và kết quả là hàng ngàn cỗ quan tài bị tịch thu, đập vỡ, thậm chí đào lên... Điều này đã gây ra sự oán giận cho dân chúng vì có người đã phải dành toàn bộ tiền tiết kiệm để sắm sẵn một chiếc quan tài cho bản thân.

    Chiến dịch này cũng chịu rất nhiều chỉ trích từ các phương tiện thông tin truyền thông. Họ coi đây là một chính sách cứng nhắc và vô nhân đạo.

    Chẳng hạn như ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, các quan chức thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị chỉ trích vì không tôn trọng tang lễ truyền thống sau khi họ tịch thu hàng nghìn thùng vàng mã để ngăn người dân đốt trên đường phố vào ngày rằm tháng 7.

    Văn phòng Giám sát và Quản lý thị trường của thành phố này còn thông báo cho hay vào ngày 14/8 họ sẽ dẹp các cửa xưởng sản xuất và buôn bán đồ vàng mã.

    Điều nay gây nên sự tức giận không nhỏ trong dân chúng bởi theo truyền thống, vào những ngày lễ quan trọng trong năm như Tết Nguyên Đán, Thanh Minh, Xá tội Vong nhân... người Trung Quốc không thể không đốt vàng mã để gửi cho người thân đã khuất của mình.

    Trên mạng Internet đã xuất hiện những lời chỉ trích gay gắt. Nhiều ý kiến cho rằng bản thân việc đốt vàng mã là một phần của ngày lễ, nếu cấm đốt thì nên cấm luôn cả ngày lễ đó cho rồi. Bản thân việc đốt vàng mã chỉ là cách thể hiện tình cảm với người thân đã khuất của dân chúng và nhà chức trách nên tìm nào hữu ích hơn để làm thay vì nhìn chằm chằm và điều này.

    Zhou Kai, một luật sư của công ty luật Nanjing Tianzhe, cho biết mặc dù chính quyền Cáp Nhĩ Tân có thể có ý định tốt, nhưng điều này không hề phù hợp vì nghi lễ chôn xác hay đốt vàng mã của người vốn không hề vi phạm pháp luật. Việc quy định một cách cứng nhắc chỉ mang lại hiệu quả trái ngược mà thôi.

    Theo Kai: “Cách tốt nhất nên tuyên truyền, khuyến khích để dần dần giải quyết vấn đề, chẳng hạn như thiết lập những khu vực nhất định cho việc đốt vàng mã".

    Minh Minh(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dia-diem-bi-mat-tao-nen-nhung-do-noi-that-moi-cung-duoc-tai-che-tu-go-quan-tai-a240995.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan