+Aa-
    Zalo

    Thiếu nước, dân dùng nước bẩn nấu ăn, tắm giặt

    ĐS&PL Đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống nước tự chảy, nhưng người dân ở Quảng Trị vẫn ngày ngày phải sử dụng nước suối bẩn để nấu ăn.

    Đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống nước tự chảy, nhưng người dân ở Quảng Trị vẫn ngày ngày phải sử dụng nước suối bẩn để nấu ăn.

    Đã hàng chục năm nay, người dân 8 xã vùng Lìa là Xy, A Túc, A Dơi, A Xing, Thanh, Thuận, Pa Tầng, huyện Hướng Lộc (Quảng Trị) phải lấy nước sông Sêpôn để ăn uống, tắm giặt dù biết nước bẩn. Đến nhà chị Kăn Xia ở thôn Tăng Quan 2, xã A Xing, khi chị đang sửa lại cái máng hứng nước mưa trước căn nhà sàn xiêu vẹo. Bên trong cái bể chứa nước bằng nhựa màu xanh 300 lít chỉ còn cặn với rác. Kăn Xia cho biết, nhà thuộc diện hộ nghèo nên được UBND xã A Xing cho một cái bể đựng nước dung tích 300 lít. Nhà Kăn Xia có 10 người, khi nào may mắn, mưa to thì hứng đầy 300 lít dùng trong 10 ngày. Còn nếu không mưa thì cả nhà đành ra suối Ka Đắp cách nhà 3km hoặc đến hồ Lìa cách nhà 4km để gùi nước về sử dụng. Nước gùi về để nấu ăn, còn việc tắm giặt thì vẫn phải ra suối.

    Thiếu nước, dân dùng nước bẩn nấu ăn, tắm giặt

    Nước bẩn từ các con suối là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân vùng Lìa, huyện Hướng Lộc (Quảng Trị).

    Gặp chị Kăn Sất, người xã A Xing, đang cùng đứa con gái 7 tuổi đi lấy nước ở suối Ka Đắp. Nhăn nhó dưới cái nắng chói chang cùng những cơn gió Lào thổi rát mặt, chị Sất than thở: “Mình đi tổng vệ sinh. Cả tuần nay không tắm, hôm nay nghỉ nguyên một ngày đi tắm, giặt quần áo, rồi đi múc cho đầy cái bể 300 lít mà ủy ban xã cho đây. Không có nước khổ lắm chú ơi”. Mỗi lần đi lấy nước ở suối, chị Kăn Sất gùi được một can 10 lít, quãng đường từ nhà đến suối 3km. Tính ra, chị Kăn Sất phải đi 90km đong đầy bể 300 lít dùng trong 10 ngày.

    Một tuần không tắm của chị Kăn Sất được lý giải bởi chồng chị mất sớm, một mình chị bươn chải nuôi 7 con nhỏ, phải thức khuya dậy sớm, suối lại xa nhà nên chị “để dành” một tuần, có khi 10 ngày tổng vệ sinh thân thể một lần. “May lắm thì có nước trời (nước mưa) sạch sẽ một chút chứ không thì uống nước suối đau bụng lắm. Ở đây người ta phun thuốc sâu, thuốc cỏ loại khai hoang để trồng sắn ở đầu nguồn. Vỏ bao thuốc người ta lại vứt lung tung nên nước ở đây bị nhiễm thuốc sâu, thuốc cỏ, hôi lắm, sợ bệnh tật lắm nhưng phải dùng chứ không thì lấy đâu ra”, chị Sất lo lắng.

    Ở các xã vùng Lìa, có nhiều hộ dân bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng nhưng không dùng được vì nước bị nhiễm phèn, vôi. Muốn sử dụng phải bỏ thêm khoảng chục triệu xây bể lọc. Ở xã Thanh, người dân đã tự khoan 60 giếng nước nhưng không dùng cho ăn uống được vì phèn và vôi.

    Ông Hồ Văn Dược, Chủ tịch UBND xã A Xing cho hay: “Dự án xây dựng bể, hệ thống dẫn nước triển khai từ năm 2007. Đến năm 2010 vẫn chưa có nước cho dân. Đến đầu năm 2010, hệ thống được nâng cấp, người dân mới có nước dùng. Nhưng chỉ được 1 tháng thì lại bị hư hỏng, mất nước cho đến nay khiến người dân vô cùng vất vả. Toàn xã A Xing có 150 hộ, chủ yếu thuộc 2 thôn Tăng Quan 2 và A Máy mất nước hoàn toàn”.

    Còn theo ông Hồ Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Xy, hơn 200 hộ dân trong xã thiếu nước hoàn toàn. Những thôn xa, người dân phải đi hơn 2km mới đến sông Sêpôn lấy nước.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thieu-nuoc-dan-dung-nuoc-ban-nau-an-tam-giat-a47640.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cả xã mất ngủ, lo lắng về nguồn nước ăn

    Cả xã mất ngủ, lo lắng về nguồn nước ăn

    Từ năm 2008 đến nay, hàng vạn dân tại xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã phải mất ăn mất ngủ, lo lắng về nguồn nước ăn vì có doanh nghiệp tiến hành thực địa, khai thác nước ngầm tại xã.