Dịch Ebola: Con đường lây lan và cách phòng chống


Thứ 7, 01/11/2014 | 16:51


(ĐSPL) - Bệnh do virus Ebola chưa có vắcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu. Vậy "con đường" nào khiến Ebola lây lan và cách phòng chống như thế nào?

(ĐSPL) - Bệnh do virus Ebola chưa có vắcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu. Vậy "con đường" nào khiến Ebola lây lan và cách phòng chống như thế nào?

Vào 18h30 tối 1/11, Sở Y tế Đà Nẵng đã phát thông báo khẩn gửi Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur Nha Trang và các ban ngành địa phương, về việc xử lý trường hợp nam công dân Việt Nam, 28 tuổi, quê Thanh Hóa, vừa nhập cảnh Việt Nam nghi nhiễm vi rút Ebola.

Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế thành phố Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM đang khẩn trương xác định các chuyến bay và hành khách ngồi gần bệnh nhân để phối hợp triển khai các biện pháp theo dõi theo đúng quy định. Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng và các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng cơ sở điều trị, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất để cách ly, chẩn đoán, điều trị cho người mắc bệnh do vi rút Ebola.

Với diễn biến phức tạp của đại dịch Ebola trên thế giới và tại Việt Nam người dân cần hiểu và nắm rõ về các cách lây truyền cũng như phương pháp phòng tránh bệnh dịch.

Ông Masaya Kato, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới trong buổi họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola do Bộ Y tế tổ chức vào sáng ngày 12/8 có cho biết về 2 cách lây truyền của bệnh Ebola.

Sức khoẻ - Làm đẹp - Dịch Ebola: Con đường lây lan và cách phòng chống

Virus Ebola gây ra dịch sốt xuất huyết kinh hoàng đang khiến cả thế giới hoang mang bởi loại bệnh này có tỷ lệ tử vong cao tới 90\%.

Thứ nhất là lây trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm virus có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm virus.

Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vướng ra môi trường như bàn, giường chiếu, quần áo... Đường lây truyền virus của trẻ cũng tương tự như người lớn.

Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua đường sữa mẹ, nếu người mẹ bị bệnh.

Đại diện WHO nhấn mạnh, việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi người nhiễm virus có biểu hiện bệnh, chưa có bằng chứng bệnh lây qua đường hô hấp. Virus Ebola cũng dễ chết trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên cũng có trường hợp sống trong khoảng 1 tuần, tùy điều kiện.

Đối với nhưng ai nhiễm phải virus Ebola, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 21 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.

Hiện tại bệnh do virus Ebola không có vắcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy công tác hiện nay vẫn chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng.

Do vậy, để phòng bệnh, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn…), tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; không cầm, nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó. Nếu có những biểu hiện nghi nhiễm virus Ebola thì người dân cần đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện kiểm tra.

 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dich-ebola-con-duong-lay-lan-va-cach-phong-chong-a66921.html