+Aa-
    Zalo

    Dịch sốt xuất huyết ngày càng nguy hiểm và tăng cao

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Theo Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), nơi này đang điều trị 102 trẻ em bị sốt xuất huyết (SXH, 13 ca nặng, 10 ca phải thở bằng máy).

    (ĐSPL)- Theo Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), nơi này đang điều trị 102 trẻ em bị sốt xuất huyết (SXH, 13 ca nặng, 10 ca phải thở bằng máy).

    Tin tức từ Tri thức trực tuyến, theo Ths. BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, từ đầu năm đến nay ở khu vực phía Nam có 6 ca SXH tử vong (2 ở TP HCM), trong khi cả nước là 16 trường hợp. Những bệnh nhi tử vong do nhập viện quá chậm trễ, trong tình trạng xuất huyết nặng, suy tim, chảy máu nội tạng...

    "Ở thời điểm tháng 5, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 30 ca SXH, nhưng từ tháng 7 đến nay đã tăng lên hơn 100. Khoa đang quá tải bệnh nhi", BS Tuấn nói.

    Mỗi ngày có hơn 100 trẻ em nhập viện vì sốt xuất huyết. Ảnh Tri thức trực tuyến)

    Theo các bác sĩ, dấu hiệu bị SXH là sốt rất cao (39 độ), mệt mỏi, lừ đừ, ngày thứ 3 có thể xuất hiện chấm xuất huyết trên da, chảy máu chân răng…

    Bệnh thường trở nặng sau ngày thứ 3, tức là khi trẻ bớt sốt. Nếu lúc này thấy bé đau bụng, nôn ói nhiều, có trường hợp ói ra máu… phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

    Các địa phương đang có số người nhiễm sốt xuất huyết tăng cao là TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội…

    Sở dĩ những quận, huyện nói trên có nhiều người mắc SXH là có nhiều kênh rạch, phòng trọ, khu công nghiệp. Người dân vẫn có thói quen trữ nước mưa trong lu mà không che đậy, tạo điều kiện cho bọ gậy phát triển.

    Các địa phương đang có số người nhiễm sốt xuất huyết tăng cao là TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội. (Ảnh VietNamNet)

    Thông tin từ VietNamNet, bác sĩ Tuấn cảnh báo mùa mưa mới chỉ bắt đầu, vì thế đỉnh dịch còn ở phía trước, do đó năm nay sốt xuất huyết rất dễ bùng phát thành dịch lớn. 

    Khi nghi ngờ trẻ hay trong gia đình có người bị sốt xuất huyết, cần đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Những trường hợp sốt xuất huyết tử vong thường do nhập viện quá muộn.

    “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mọi người hãy làm sạch môi trường sống, không để vật chứa nước đọng làm điều kiện cho bọ gậy sinh sôi. Tối ngủ nên mắc màn.”, bác sĩ Tuấn lưu ý.

    Đức An(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]fCKn00JRts[/mecloud]

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dich-sot-xuat-huyet-ngay-cang-nguy-hiem-va-tang-cao-a109586.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.