+Aa-
    Zalo

    Dịch vụ hành chính công: Gần 50\% phải "lót tay" để vào công chức

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Gần 50\% phải "lót tay" để vào công chức là kết quả phản ánh của dự án Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2014.
    (ĐSPL) - Gần 50\% phải "lót tay" để vào công chức là kết quả phản ánh của dự án Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2014 vừa được công bố.
    Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2014 được công bố ngày 14/4 cho thấy, mức độ nhũng nhiễu, vòi vĩnh ở một số lĩnh vực trong khu vực công có xu hướng gia tăng.

    Video: Người dân đánh giá về Hành chính công- Mức độ nhũng nhiễu, vòi vĩnh.

    Đáng chú ý, trong chỉ số làm việc nhà nước, gần một nửa số người trả lời rằng muốn có việc làm trong khu vực nhà nước thì cần phải hối lộ.
    24\% số người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi trả thêm ngoài quy định để nhận được kết quả trong năm 2014.
    12\% bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đã phải chi tiền bồi dưỡng thêm cho cán bộ y tế ở bệnh viện công lập tuyến huyện để được phục vụ tốt hơn.
    30\% phụ huynh phải “bồi dưỡng thêm” cho giáo viên để con em nhận được sự quan tâm ở trường tiểu học công lập.

    Cảnh xếp hàng nộp hồ sơ thi tuyển vào Tổng cục Thuế năm 2014. (Ảnh: Hồng Vĩnh/báo Tiền Phong).


    Chỉ số PAPI năm 2014 cho thấy không có sự cải thiện đáng kể trong 6 chỉ số nội dung chính, gồm: tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công, và cung ứng dịch vụ công.
    Điểm số của 5 trong 6 lĩnh vực có mức thay đổi dưới 2\% so với khảo sát năm 2013.
    Trao đổi trên báo Tiền Phong về Báo cáo PAPI, ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng cho rằng, những kết quả trên phản ánh một thực trạng là “tham nhũng vẫn phổ biến trong xã hội”.
    Cũng theo ông Dinh: “Đây là điều hết sức đáng lo ngại, nhất là ở trong lĩnh vực giáo dục. Bởi giáo dục là môi trường đào tạo ra những thế hệ tương lai của đất nước. Nay tham nhũng, hối lộ nhiều như vậy thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của các em sau này”.
    Nói về tình trạng tham nhũng, hối lộ để được làm công chức, ông Dinh cho rằng, nó phản ánh một thực tế là “các đơn vị nhà nước” vẫn có sức hấp dẫn rất lớn đối với người dân cho dù mức lương khá thấp.
    “Lương thấp thì chắc chắn không thể đủ để bảo đảm cho nhu cầu của họ. Nên những người giỏi giang, có tài họ sẽ không chấp nhận bỏ tiền ra để chạy vào Nhà nước đâu. Do đó, đôi khi vào Nhà nước là những người có năng lực bình thường. Họ “chạy” vào đó vì thấy công việc ổn định, có cơ hội thăng quan tiến chức, thậm chí có cơ hội để “lấy lại” khoản tiền đã “lo lót” trước đó", ông Dinh nói.
    Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (chỉ số PAPI) là nguồn dữ liệu để các cấp, ngành ở trung ương và địa phương sử dụng nhằm theo dõi quá trình thực thi chính sách, từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện kịp thời. Dự án do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thực hiện.
    Chỉ số được xếp hạng theo 6 lĩnh vực: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, trách nhiệm giải trình với người dân, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công.
    LINH SAN(Tổng hợp)
    Xem thêm video:
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dich-vu-hanh-chinh-cong-gan-50-phai-lot-tay-de-vao-cong-chuc-a91093.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan