+Aa-
    Zalo

    Điểm đặc biệt của tình trang khẩn cấp ở Nhật Bản: Không phong tỏa, chỉ yêu cầu tự giác

    • DSPL
    ĐS&PL Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản không có nghĩa là các thành phố bị phong tỏa.

    Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản không có nghĩa là các thành phố bị phong tỏa.

    Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ảnh: Hoàn Cầu

    Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hôm 7/4 đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 7 khu vực là Tokyo, Kanagawa, Saitama, Osaka, Chiba, Hyogo và Fukuoka. Tình trạng khẩn cấp sẽ bắt đầu từ ngày 8/4/2020 và có hiệu lực trong khoảng 1 tháng.

    Tuy nhiên, không giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, khi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia thường áp dụng thêm các biện pháp đóng cửa và hạn chế. Tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản không có nghĩa là các thành phố bị phong tỏa.

    Tờ Phượng Hoàng của Trung Quốc dẫn lời tuyên bố của ông Abe trong cuộc họp báo cùng ngày: "Chúng tôi sẽ không áp đặt việc đóng cửa như một số nước châu Âu". Điều này có nghĩa là các loại hình giao thông công cộng như tàu điện ngầm và xe buýt ở các khu vực trên sẽ không dừng lại, các trung tâm thương mại không phải đóng cửa. Nhật Bản cũng sẽ không sử dụng lực lượng cảnh sát để chặn đường.

    Thống đốc Tokyo Koike Yuriko cũng đã tổ chức một cuộc họp báo vào tối ngày 6/4 và nói rằng các nhà hàng, khách sạn, nhà tắm công cộng, tổ chức tài chính,.. vẫn có thể tiếp tục hoạt động miễn là các biện pháp chống dịch thích hợp được thực hiện.

    Có thể thấy trong các trường hợp đặc biệt ngoài ý muốn hay tình trạng khẩn khấp, Nhật Bản hoàn toàn yêu cầu "sự tự giác", chính phủ không hạn chế những hành động của công dân.

    Kể từ khi thực hiện chính sách phòng chống dịch bệnh Covid-19, chính quyền Nhật Bản đã lo lắng về việc các biện pháp phòng dịch bệnh khẩn cấp của chính phủ sẽ là vi hiến hay làm ảnh hưởng nhân quyền.

    Vì thế, vào tháng 2 vừa qua, nước này đã thúc đẩy Quốc hội tranh luận về việc có nên sửa đổi hiến pháp hay không, nhưng tất cả các đảng chính trị đều phản đối việc nâng vấn đề lên mức sửa đổi hiến pháp.

    Sau đó, chính quyền ông của Thủ tướng Shinzo Abe đã chuyển sang sửa đổi luật "Các biện pháp đặc biệt đối phó với dịch cúm mới" ban hành năm 2012. Dự luật cuối cùng đã được gửi đến Quốc hội vào ngày 10/3 và được phê duyệt ba ngày sau đó, trao cho ông Shinzo Abe quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi dịch bệnh nghiêm trọng và yêu cầu công dân không được ra ngoài.

    Giám đốc của Viện Nghiên cứu và Quản lý y tế Nhật Bản cho biết rằng người dân Nhật rất phản cảm với việc đóng cửa thành phố vì những ký ức đau thương về Chiến tranh Thái Bình Dương thời Thế chiến II. Bản thân ông cũng không tán thành biện pháp này và nhận định rằng "trên thực tế, việc đóng cửa thành phố là để tránh lây nhiễm chéo do mật độ dân số cao trong đô thị. Từ các trường hợp được xác nhận hiện tại ở Nhật Bản, vấn đề không nằm ở đây".

    Theo luật mới được thông qua, trong trường hợp miễn cưỡng, các quyết sách và biện pháp phong tỏa thành phố sẽ do người đứng đầu địa phương quyết định. Điều này nhằm tránh việc làm cho người dân cảm thấy quyền lực nhà nước quá mạnh mẽ.

    Kể từ khi tuyên bố hoãn Thế vận hội Tokyo 2020, số lượng nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản bắt đầu tăng tốc. Tính đến hết ngày 7/4, đã có hơn 4.200 ca nhiễm và 93 người từ vong vì SARS-CoV-2 tại Nhật Bản, bao gồm hơn 1.100 trường hợp ở Tokyo.

    Hoa Vũ (Theo báo Phượng Hoàng)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-dac-biet-cua-tinh-trang-khan-cap-o-nhat-ban-khong-phong-toa-chi-yeu-cau-tu-giac-a318812.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan