+Aa-
    Zalo

    Điểm mặt 4 loại mìn được Nga sử dụng trong cuộc xung đột tại Ukraine

    (ĐS&PL) - Nga đã tạo ra những bãi mìn khổng lồ nhằm đối phó với cuộc phản công của Ukraine. Theo chia sẻ của một quan chức Ukraine, Moscow đặt 5 quả mình/m2 ở một số khu vực.

    Theo thông tin cập nhật mới nhất từ The Times, ước tính cho thấy Nga đã tạo ra bãi mình lớn nhất thế giới, trải dọc theo chiến tuyến dài 1.207km kéo dài từ miền Nam đến miền Đông Ukraine.

    Loại vũ khí này được dùng phổ biến trong các cuộc chiến ở thế kỷ 20. Tuy nhiên đến nay, chúng vẫn được sử dụng thường xuyên do giá rẻ, dễ sản xuất và có hiệu quả cao trong việc tấn công đối phương.

    Dưới đây là 4 loại mìn chính được sử dụng trong cuộc xung đột tại Ukraine, theo Business Insider và cách mà chúng hoạt động cũng như tác động của chúng đối với cuộc chiến.

    Mìn nổ

    Mìn nổ là loại mình phổ biến nhất được thiết kế nhằm gây thương tích nặng hoặc khiến quân địch tử vong. Howstuffworks thông tin, chúng được chôn cách mặt đất chỉ vài cm, thường được kích nổ bằng một áp lực từ khoảng 4,9 - 16 kg.

    diem mat 4 loai minh chinh duoc su dung trong cuoc xung dot tai ukraine
    Hình ảnh mìn PMN-2. Ảnh: Bussiness Insider

    Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), những người rà phá bom mình đã phát hiện và vô hiệu hóa các loại mình nổ PMN-2 và PMN-4 tại Ukraine. Tổ chức này mô tả PMN-2 là “một quả mìn hình tròn, có vỏ bằng nhựa”, đồng thời lưu ý rằng Ukraine đã phá hủy kho dự trữ loại mìn này vào năm 2003.

    Một loại mìn khác đã gây ra tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine là PFM-1, còn gọi là “mìn bướm”. PFM-1 được bắn ra từ tên lửa và rải trên một khu vực rộng lớn. Thân nhựa cỡ nhỏ của loại mình này chứa khoảng 37g chất nổ mạnh dạng lỏng. Được biết, PFM-1 đã bị cấm theo Công ước cấm mìn sát thương cá nhân (còn gọi là Công ước Ottawa) năm 1997.

    Mìn nhảy

    Loại mình này thường được kích nổ bằng dây bẫy hoặc sức ép. Khi được kích hoạt, kíp nổ - một thanh kim loại nhô ra khỏi mặt đất, hất quả mìn lên không trung khoảng 0,9m. Tại vị trí này, quả mình sẽ phát nổ với khả năng gây thương tích khủng khiếp.

    diem mat 4 loai minh chinh duoc su dung trong cuoc xung dot tai ukraine1
    Đạn chưa nổ và các thiết bị nổ khác gần thị trấn Brovary, phía Đông Bắc Kiev (Ukraine) hôm 21/4/2022. Ảnh: Bussiness Insider

    Mìn phân mảnh

    Mìn phân mảnh có thể có thiết kế tương tự mìn nhảy hoặc mìn nổ thông thường. Theo Howstuffworks, khi loại mìn này phát nổ, các mảnh thủy tinh hoặc kim loại sẽ bay theo các hướng khác nhau, gây thương tích ở khoảng cách tới 201m.

    HRW cho biết đã tìm thấy các quả mìn phân mảnh OZM-72 đang được sử dụng tại Ukraine, đồng thời mô tả loại mình này là “vũ khí phân mảnh đa năng”. Khi loại mìn này được sử dụng “ở chế độ nạn nhân kích hoạt bằng lực kéo cơ học, giải phóng sức ép hoặc kíp nổ địa chấn”, chúng bị cấm theo Công ước cấm mìn sát thương cá nhân năm 1997.

    Mìn chống tăng

    Mìn chống tăng là phiên bản lớn hơn nhiều của mìn nổ sát thương, được thiết kể nhằm gây thiệt hại tối đa đối cho xe tăng bằng cách phá hủy bánh xích và xuyên thủng lớp bảo vệ của chúng.

    Howstuffworks thông tin, loại mìn này cũng được kích nổ bằng áp lực nhưng thường cần một lực lớn hơn nhiều, khoảng 158 - 338 kg. Nhiều loại mìn chống tăng đã được sử dụng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, bao gồm PTM-1 và TM-62M.

    Theo HRW, PTM-1 là “mìn hình chữ nhật, thân bằng nhựa”, được thả xuống từ máy bay trực thăng hoặc rải xuống từ hệ thống pháo phản lực bắn loạt. Cả Nga và Ukraine đều có nguồn cung cấp loại mình này.

    Trong khi đó, mìn TM-62M có có dạng hình tròn lớn với phần vỏ bằng kim loại, có thể được đặt bằng máy hoặc bằng tay. HRW nhấn mạnh, Moscow và Kiev cũng có kho dự trữ loại mìn này.

    diem mat 4 loai minh chinh duoc su dung trong cuoc xung dot tai ukraine4
    Mìn được đặt bằng tay hoặc bằng máy, ví dụ như TM-62, thường được chôn hoặc rải trên mặt đất. Ảnh minh họa: Bussiness Insider

    Quân đội Nga đã tạo ra hệ thống các bãi mìn dày đặc trong cuộc xung đột, đặc biệt là để đối phó với cuộc phản công của Ukraine. Business Insider thông tin, độ sâu tuyệt đối của các bãi mìn và cấu trúc nhiều lớp, nơi quân đội Nga đặt nhiều quả mìn lên nhau nhằm phá hủy thiết bị rà phá bom mìn, thậm chí đã khiến một số binh sĩ Ukraine phải bỏ lại xe tăng do phương Tây sản xuất và đi bộ về phía trước.

    Ukraine đã phải thay đổi chiến lược phản công trong mùa hè năm 2023, sau khi các cuộc tấn công của xe tăng và phương tiện chiến đấu bị mắc kẹt trong các cánh đồng rải đầy mìn. Việc này khiến xe tăng của Ukraine dễ bị pháo binh Nga nhắm mục tiêu và bị máy bay không người lái tấn công.

    XEM THÊM: Nga xem xét đưa bom chùm trở lại cuộc xung đột với Ukraine

    Khi những hạn chế của các phương tiện như xe chiến đấu bọc thép Bradley do Mỹ sản xuất trở nên rõ ràng, Tướng Valery Zaluzhny - Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine đã đề nghị được hỗ trợ các máy bay chiến đấu hiện đại như tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất để cải thiện khả năng tác chiến trên mặt đất.

    “Bạn không còn có thể làm bất cứ điều gì chỉ với một chiếc xe tăng được trang bị vài lớp giáp vì bãi mìn quá sâu, sớm hay muộn thì xe tăng cũng sẽ dừng lại và bị tiêu diệt bởi hỏa lực tập trung”, tướng Zaluzhny nói với tờ Washington Post.

    Đinh Kim(Theo Bussiness Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-mat-4-loai-min-chinh-duoc-su-dung-trong-cuoc-xung-dot-tai-ukraine-a586905.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan