+Aa-
    Zalo

    Điều diệu kỳ từ mối tình không lời

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Vượt qua mặc cảm bản thân, anh chị đến với nhau khi cả 2 đều không có khả năng nghe và nói để xây đắp một mái ấm gia đình hạnh phúc
    (ĐSPL) - Không những lời nói ngọt ngào, không những câu chuyện san sẻ cùng nhau nhưng vẫn tràn ngập tình yêu, sự thấu hiểu, đó là cuộc sống đặc biệt vợ chồng anh Nguyễn Huy Hải và chị Nguyễn Thị Vinh. Vượt qua mặc cảm cảm bản thân, anh chị đến với nhau khi cả 2 đều không có khả năng nghe và nói.

    Gia đình anh Hải, chị Vinh sau 12 năm ngày cưới

    Đã bao giờ chúng ta thử hình dung, nếu một ngày không thể diễn đạt được suy nghĩ của mình bằng lời nói, không thể nghe thấy bất kỳ âm thanh nào xung quanh mình thì cuộc sống sẽ như thế nào? Quả thật, nếu mất đi khả năng nghe và nói, cuộc sống của mỗi người đều ẩn chứa những vô vị dù chỉ là một ngày. Thế nhưng, với anh Hải, chị Vinh, hơn 30 năm qua, cả 2 vẫn lặng lẽ sống với thế giới của riêng mình và cam chịu số phận khi bị câm điếc toàn phần. Và rồi, niềm vui đã xuất hiện khi hai con người cùng cảnh ngộ gặp được nhau và nên duyên vợ chồng.
    Anh Nguyễn Huy Hải (SN 1979), sinh ra trong một gia đình thuộc diện khó khăn ở TP Vinh (Nghệ An). Từ lúc lọt lòng, anh vốn là đứa trẻ khoẻ mạnh, bình thường. Cho đến năm lên 8, sau cơn bạo bệnh, dù đã may mắn thoát chết nhưng cậu bé Hải ngày ấy đã vĩnh viễn mất đi khả năng nói. Đau đớn hơn là phần nghe của anh cũng bị cuộc sống lấy đi nốt. Kể từ đó, chuỗi ngày không nghe được, không nói được của anh bắt đầu. Buồn khổ vì khiếm khuyết của bản thân, anh Hải dần sống thu mình, tách biệt và chạy trốn thế giới xung quanh.
    Kém may mắn hơn, chị Nguyễn Thị Vinh (SN 1982), từ nhỏ đã bị câm điếc bẩm sinh, gia cảnh khó khăn, phức tạp và thiếu thốn tình thương. Mặc cảm với bệnh tật, số phận, chị sống trong cô đơn, không bạn bè, không có sự quan tâm của người thân. Cuộc sống đối với chị đơn giản chỉ là ngày ngày quanh quẩn nơi góc nhà, dọn dẹp, giặt dũ và lo cơm nước cho cả gia đình.
    Những thiệt thòi ấy như là rào cản để cả anh Hải, chị Vinh không dám mơ về tương lai hay một mái ấm cho riêng mình, có chăng nó cũng chỉ hiện hữu trong phút chốc rồi vội vàng tan biến. Nhưng may thay, cuộc đời không lấy đi tất cả, hạnh phúc vẫn luôn mỉm cười với những con người hiền lành, biết vươn lên.
    Với hi vọng tự sống bằng sức lực của mình, không muốn mãi dựa dẫm vào gia đình, anh Hải, chị Vinh đã tìm đến Trung tâm dạy nghề người khuyết tật Nghệ An. Tại đây, hai trái tim đồng cảm, hai con người cùng cảnh ngộ đã gặp nhau, chia sẻ và tình yêu cũng bắt đầu từ đó.
    Từ ngày yêu nhau, anh chị như có thêm động lực để cố gắng, cả hai cố gắng học tập, làm việc. Đến với nhau không từ những lời thề nguyền, hẹn ước, họ chỉ biết thể hiện tình cảm bằng những cử chỉ quan tâm. Sáng sáng, anh Hải cố gắng dậy sớm và đón chị Vinh cùng đi tới trung tâm.
    Ngày biết chuyện của hai anh chị, gia đình hai bên đã nhất quyết ngăn cấm vì lo lắng cho tương lai phía trước của con. Nhưng với tình yêu, sự quyết tâm, hai anh chị đã cho mọi người thấy họ sống tốt hơn khi đến với nhau. Để chứng minh trách nhiệm của mình với gia đình chị Vinh, anh Hải đã xin cho chị vào làm cùng anh tại một xưởng may. 
    Và rồi tình yêu ấy đã chiến thắng những ngăn cản, cấm đoán khi ngày 14/12/2002, gia đình hai bên quyết định tổ chức đám cưới cho anh chị. Sau khi cưới, anh chị thuê một căn phòng nhỏ làm tổ ấm và mở một tiệm may nhỏ để kinh doanh tại ở số 20 đường Trương Văn Lĩnh, khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, TP Vinh. Ngày ngày, họ vẫn cùng nhau làm, cùng nhau hoạt động tại Hội người khuyết tật. Niềm vui như được nhân lên khi anh chị đã có cho mình tài sản vô giá là 3 cô con gái xinh đẹp, khoẻ mạnh. Nhìn các con phát triển khoẻ mạnh, bình thường, hạnh phúc trực trào dâng trên khuôn mặt anh chị. Được biết, các con chính là những “phiên dịch viên” cho anh chị với khách hàng.

    Anh Hải hoàn thành chiếc áo khách đặt

    Được biết, mức thu nhập hàng tháng của anh chị chỉ từ  4 - 5 triệu đồng. Tuy kinh tế có phần chật vật với gia đình 6 người (vợ chồng anh chị, 3 con nhỏ và 1 mẹ già không minh mẫn), nhưng trong ngôi nhà ấy luôn rộn ràng tiếng cười con trẻ và sự quan tâm của các thành viên dành cho nhau.
    Ngày chúng tôi ghé thăm, chị Vinh vừa nghỉ làm để đi đón 2 cô con gái tan trường về. Anh Hải vẫn miệt mài bên chiếc comple may dở cho khách. Nhìn mái ấm hạnh phúc của anh chị, nhiều người dân sống cùng khu phố không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ. Một số người cho biết, họ thấy hạnh phúc thay cho anh chị khi nhìn 2 người thể hiện tình cảm với nhau qua cử chỉ và ngôn ngữ bằng tay. Với anh Hải, chị Vinh, hạnh phúc, niềm vui, tình yêu đều toát lên trên cơ thể, từ ánh mắt, nụ cười cho đến đôi bàn tay. 
    Bằng cử chỉ, chị Vinh diễn đạt suy nghĩ của mình cho con gái đầu, cháu cho chúng tôi biết: “Mẹ cháu rất lo cho tương lai của 3 chị em cháu, mẹ lo cả bố mẹ đều khuyết tật không biết tương lai sẽ khó khăn như thế nào. Nhưng vì 3 chị em, bố mẹ sẽ cố gắng nâng cao tay nghề để kiếm thêm thu nhập. Ba chị em cháu là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ, là động lực để bố mẹ vượt qua mọi khó khăn”.
    Chặng đường phía trước của anh Hải, chị Vinh sẽ còn rất dài và nhiều khó khăn. Mong cho tình yêu, niềm hạnh phúc và sức khỏe của anh chị mãi bền vững để tiếp tục xây dựng mái ấm gia đình bé nhỏ của mình.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-dieu-ky-tu-moi-tinh-khong-loi-a74820.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan