+Aa-
    Zalo

    Điều trị viêm xoang bằng Đông y – muốn lành phải đúng cách

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Viêm xoang là bệnh mãn tính, rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Nhiều bệnh nhân đã ý thức được rằng về lâu dài phải điều trị bằng Đông y.

    (ĐSPL) - Viêm xoang là bệnh mãn tính, rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Nhiều bệnh nhân đã ý thức được rằng về lâu dài phải điều trị bằng Đông y. Tuy nhiên, ngay cả Đông y nếu không đúng cách, viêm xoang vẫn là căn bệnh nan giải, dễ tăng nặng và cực nhanh tái phát.

    Đây cũng là tình huống mà độc giả Huỳnh Minh Khánh gửi từ địa chỉ email [email protected] đã chia sẻ trong chuyên mục “Cần biết” của Báo Đời sống và Pháp luật Online ngày 4/3/2014.

    Để làm rõ những băn khoăn này, báo Đời sống và Pháp luật Online đã có buổi trao đổi với lương y Lê Xuân Quang – Trưởng bộ phận Tư vấn khách hàng  Công ty Cổ Phần Nam Dược. Dưới đây là câu hỏi và phần giải đáp.

    Hỏi: Tôi bị viêm xoang đã hơn 2 năm, thường xuyên đau đầu chỗ giữa 2 hàng chân mày và cả khu vực trán, nhất khi thời tiết thay đổi. Mũi lúc nào cũng nghẹt một bên, dịch cứ chảy vào cổ họng gây đau nhức....Tôi đã mổ tại bệnh viện TMH nhưng đã 6 tháng từ khi mổ đến nay, bệnh chẳng những thuyên giảm mà lại nặng hơn lúc trước.

    Tôi tìm uống Thông Xoang Tán. Được nửa hộp đầu tiên, tôi đã thấy đỡ nhưng gần hết hộp này thì lưng đau kinh khủng, nhất là buổi sáng (trước đó lưng tôi hoàn toàn bình thường). Tôi liền ngưng uống thuốc, khoảng nửa tháng sau, lưng tôi đỡ hẳn. Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc tôi gặp phải một số hiện tượng như mặt nổi mụn, đi ngoài rất khó…

    Xin hỏi, có phải do cơ địa của tôi không phù hợp với thuốc hay do tôi đã dùng phải thuốc giả? Rất mong BS tư vấn?

    Trả lời: Viêm xoang như mô tả của chị: “đau ở 2 chân mày và toàn bộ khu vực trán” là biểu hiện của bênh Viêm xoang sàng trước. Ngoài ra, chị còn bị “đau nhiều khi thời tiết thay đổi” chứng tỏ bệnh của chị còn kèm theo yếu tố dị ứng (đau tăng nặng khi gặp điều kiện bất lợi).

    Chị đã từng phẫu thuật cách đây hơn 6 tháng  nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn cho thấy, bệnh của chị chưa được giải quyết. Rất tiếc vì chị không nói rõ chị đã phẫu thuật xoang do nguyên nhân gì nhưng trong y học: Viêm xoang cấp tính  chưa cần can thiệp bằng phẫu thuật, trừ trường hợp biến chứng. Chỉ phẫu thuật trong trường hợp viêm xoang mãn tính và bị tắc nghẽn những lỗ thông mũi xoang do thịt dư, do cấu trúc bất thường của xoang, mỏ móc trong xoang quá lớn; do vẹo vách ngăn; polyp mũi, các lỗ thông mũi xoang quá nhỏ hoặc bị nấm xoang.

    Do đó, nếu chị mổ xoang mà nguyên nhân của nó lại là viêm xoang dị ứng thì hầu như không có tác dụng. Mặt khác, không phải phẫu thuật xong thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn mà ngược lại bệnh vẫn sẽ tái phát, thậm chí nghiêm trọng hơn khi có yếu tố thuận lợi.

    Nhìn ở góc độ đông y, nếu tình trạng bệnh còn nhẹ hoặc không cần thiết phải mổ mà vẫn mổ sẽ phá hỏng những tổ chức mũi xoang. Bởi sau mỗi lần mổ, cơ thể sẽ yếu dần do sức đề kháng giảm. Điều này giải thích tại sao dù đã phẫu thuật nhưng bệnh vẫn tái đi tái lại càng khó điều trị.

    Những biểu hiện đau lưng, mỏi mệt, nổi mụn, đi tiêu khó…là do Thông Xoang Tán có tính nóng. Nếu cơ thể chị lại là cơ thể nội nhiệt (nóng trong); Trong quá trình uống thuốc lại không uống đủ lượng nước cần thiết, không ăn tăng các loại rau, củ, quả như hướng dẫn thì sẽ làm người bị nhiệt gây nổi mụn trên mặt, hay cáu gắt, tâm trạng không thoải mái và dễ bị táo bón.

    Chị uống 2 hộp thấy tăng nặng là đúng. Đây được gọi là hiện tượng “công thuốc”. Hiện tượng này xẩy ra là do cơ thể khi tiếp nhận được thuốc sẽ có triệu chứng đau nhức hơn, dịch xanh, vàng chảy ra nhiều, cơ thể mệt mỏi, có thể hâm hâm sốt. Nếu dịch chảy xuống họng sẽ gây ho nhiều, miệng đắng, khô…

    “Công thuốc” sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày mới hết. Điều đó có nghĩa là chị phải bị đau nhức do “công thuốc” trong vòng 1 tháng, sang tháng thứ 2 nếu tiếp tục uống thuốc thì bệnh sẽ giảm rõ rệt và không còn đau nhức nữa.

    Tùy cơ địa từng người mà “công thuốc”  biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau. Ở những người có cơ địa mẫn cảm sẽ có biểu hiện rõ ràng nhất. Do đó, trong thời gian uống thuốc nếu bị “công thuốc” quá mạnh như trường hợp của chị thì có thể dùng kết hợp với thuốc tây để giảm đau từ 3 – 5 ngày. Uống cách Thông Xoang Tán khoảng 2 tiếng.

    Chị cũng lưu ý khi điều trị bằng Thông Xoang Tán phải uống nhiều nước và ăn tăng rau, củ, quả; chú ý nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý. Nên kiên trì uồng từ 10 – 12 hộp (tương đương 2 – 3 tháng) để có hiệu quả tốt nhất. Nếu bệnh chưa khỏi hẳn mà đỡ được 80\% thì nên uống tiếp. Khi bệnh dứt hẳn thì dừng thuốc sau đó chuyển sang uống định kỳ để ngăn ngừa tái phát.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-tri-viem-xoang-bang-dong-y-muon-lanh-phai-dung-cach-a28247.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan