+Aa-
    Zalo

    Độ giàu khủng của 2 đại gia muốn mua tòa nhà Keangnam Hà Nội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hai đại gia nước ngoài muốn sở hữu Tòa tháp cao nhất Việt Nam Keangnam Landmark 72 ở Hà Nội gồm ngân hàng Goldman Sachs và quỹ đầu tư Qatar Investment Authority

    (ĐSPL) -  Hai đại gia nước ngoài muốn sở hữu Tòa tháp cao nhất Việt Nam Keangnam Landmark 72 ở Hà Nội gồm ngân hàng Goldman Sachs và quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA). Được biết, 2 nhà đầu tư này đều là những tập đoàn siêu giàu...

    Tòa tháp cao nhất Việt Nam Keangnam Landmark 72 ở Hà Nội do tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đầu tư.

    Mặc dù ông Lee Hyo Jong, Chủ tịch Keangnam Vina, khẳng định trên Vnexpress.net gần đây rằng những bê bối của Keangnam ở Hàn Quốc không ảnh hưởng tới Keangnam ở Việt Nam, nhưng tờ The Korea Economic Daily của Hàn Quốc thì cho rằng Quỹ đầu tư QIA của quốc gia vùng Vịnh Qatar đang cạnh tranh với ngân hàng Goldman Sachs để mua lại tòa tháp Keangnam Landmark 72 ở Việt Nam.

    Với chiều cao 336 mét, Keangnam Landmark 72 ở đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là tòa tháp cao nhất Việt Nam hiện nay. Đây là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ và trung tâm thương mại có diện tích sử dụng 610.000 mét vuông được khánh thành vào năm 2010.

    Theo tờ báo kinh tế Hàn Quốc này, ước tính trị giá của tòa tháp cao nhất Việt Nam với 72 tầng này ở mức hơn 1 tỉ đô la Mỹ.

    Tháng trước, ông Sung Wan-jong, cựu Chủ tịch của tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises ở Hàn Quốc, chủ đầu tư tòa tháp, đã tự tử trong khi nhà chức trách đang tiến hành điều tra nhằm vào những giao dịch sai trái của tập đoàn này với các chính trị gia Hàn Quốc. Công ty vận hành tòa tháp Keangnam ở Hà Nội cũng bị tình nghi có dính líu đến việc thao túng sổ sách kế toán nhằm che giấu những khoản nợ khổng lồ trong thời gian xây dựng.

    Tờ báo Hàn Quốc cho biết, theo kế hoạch chào mua Keangnam Landmark 72 Hà Nội mà Goldman Sachs đưa ra, ngân hàng này sẽ tiếp quản số nợ vay để đầu tư dự án ở mức 1.000 tỉ won (vào khoảng 900 triệu đô la Mỹ), đồng thời thành lập một công ty để tiếp quản tòa tháp với tư cách là cổ đông lớn nhất.

    Trong khi đó, quỹ đầu tư QIA cũng đề xuất mua lại toàn bộ tòa tháp bằng 800 triệu đô la Mỹ để nắm quyền sở hữu dài hạn.

    Goldman Sachs và QIA được cho là đã gửi kế hoạch chào mua Keangnam Landmark 72 tới công ty môi giới bất động sản của Colliers Internationals có văn phòng tại New York, là công ty chịu trách nhiệm chính về rao bán tòa tháp này.

    Cùng tìm hiểu về 2 đại gia muốn mua Keangnam

    Vua “đục nước béo cò”: Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA)

    QIA là cái tên khét tiếng trong làng bất động sản thế giới, đôi lúc bị gán tiếng nhà đầu tư "đục nước béo cò". Nguyên nhân là do Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA) của quốc gia vùng Vịnh Qatar có khả năng săn lùng các mảnh bất động sản béo bở đang gặp vấn đề và thâu tóm thành công.

    Theo số liệu của CIA, Qatar hiện là nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Với chưa đầy 2 triệu dân, có tới 10\% dân số Qatar là triệu phú.

    Dầu mỏ được coi là “vàng đen” mang lại sự phồn vinh cho quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này. Nguồn thặng dư từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ đang được hoàng gia Qatar tung ra đầu tư trên thị trường bất động sản quốc tế.

    Năm 2005, Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA), đơn vị quản lý các khoản đầu tư của hoàng gia được thành lập. Theo số liệu gần nhất được công bố, QIA đang sở hữu khoảng 170 tỷ USD giá trị tài sản.

    Tiền của QIA rải rác tại các dự án bất động sản ở khắp châu Âu, kèn cựa với nhiều nhà đầu tư sừng sỏ trên thế giới. Hồ sơ của QIA xuất hiện tên nhiều khu bất động sản biểu tượng của hành tinh.

    Gần đây nhất theo truyền thông đưa tin, QIA đang cạnh tranh với ngân hàng Goldman Sachs để mua lại tòa tháp Keangnam Landmark 72. Tòa tháp cao nhất Việt Nam đang được định giá ở mức hơn 1 tỷ USD.

    QIA đề xuất mua lại toàn bộ tòa tháp bằng 800 triệu USD để nắm quyền sở hữu dài hạn.

    Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority (QIA) của quốc gia vùng Vịnh Qatar có khả năng săn lùng các mảnh bất động sản béo bở đang gặp vấn đề và thâu tóm thành công.

    Năm 2009, Giám đốc điều hành quỹ Ahmad al-Sayed từng mạnh miệng tuyên bố: "Chúng tôi có tiền. Tiền là tiên là phật".

    Tháng 3/2009, Qatar Holding - công ty con của QIA thâu tóm 100\% cổ phần của trung tâm Printemps. Qatar Holding đã hất cẳng ông lớn bán lẻ Pháp Galeries Lafayette để rinh về thương khu thương mại danh giá tại Paris với giá 2 tỷ euo (2,57 tỷ USD).

    Cuối năm, Qatari Diar – công ty con đầu tư bất động sản của QIA - bỏ tiền mua làng vận động viên Olympic Park ở London với giá 906 triệu USD. Khu bất động sản này được cải tạo lại, 3.000 ngôi nhà được xây mới, trong một khu tổ hợp bao gồm trường học, quán bar, nhà hàng và trung tâm thương mại.

    Chủ tịch của QIA là thủ tướng Qatar Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani cũng đóng góp xây dựng khu chung cư One Hyde Park ở London, nơi ông sở hữu một căn penthouse có giá tới 63 triệu USD.

    Năm 2010, Qatar Holding tiếp tục đại diện cho Thủ tướng tung ra 2,35 tỷ USD để thâu tóm chuỗi cửa hàng bán lẻ hạng sang Harrods tại Anh. Công ty đã triển khai mở khách sạn Harrods tại Kuala Lampur và sau đó là tại New York và Paris.

    Tại thủ đô London, QIA là chủ sở hữu của tòa nhà chọc trời The Shard. The Shard cao 310 mét, tổng diện tích sử dụng đạt 11 vạn mét vuông. Tòa nhà 87 tầng này cao nhất Liên minh châu Âu, có tầm nhìn phóng ra toàn London. Tòa nhà được định giá xấp xỉ 4 tỷ USD.

    Một tòa nhà nổi tiếng tại London khác cũng nằm trong danh sách đầu tư của Qatar thông qua công ty con Qatari Diar là Đại sứ quán Mỹ tại London. Tòa nhà nằm trên quảng trường Grosvenor, được định giá 630 triệu USD vào năm 2009.

    Năm 2011, Qatari Diar mua trung tâm văn phòng Shell Center từ Tập đoàn dầu khí Shell với giá 446 triệu USD. Theo thỏa thuận, Shell sẽ chỉ giữ tòa tháp 27 tầng nổi tiếng trong khi phần còn lại của khu đất này là dành cho Qatar. QIA lên kế hoạch xây dựng cửa hàng, văn phòng và chung cư tại đây. Tập đoàn hiện nắm giữ từ 3 - 5\% cổ phần của Shell.

    Đầu năm 2015, QIA thỏa thuận mua lại khu tài chính Canary Wharf, thuộc sở hữu tập đoàn Songbird Estates, với giá trị 2,6 tỷ bảng Anh (tương đương 4 tỷ USD).

    Canary Wharf là một Trung tâm thương mại tài chính lớn, gồm có nhiều cao ốc, trong đó có 3 tòa nhà cao nhất của nước Anh: Phần thứ nhất là One Canada Square (cao 235,1 m), phần thứ hai là HSBC Tower và Citigroup Centre cao bằng nhau (199,5 m).

    Tòa nhà đã biến vùng đất bỏ hoang ven sông thành trung tâm tài chính mới cạnh tranh với trung tâm tài chính lâu đời của London bằng cách thu hút các ngân hàng lớn trên thế giới đặt trụ sở như Citigroup, JP Morgan, Credit Suisse, HSBC và Barclays.

    Tập đoàn ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs

    Hiện nay, Goldman Sachs thuộc diện có uy quyền và ảnh hưởng về tài chính cũng như chính trị lớn nhất trên thế giới.

    Trong chừng mực nhất định, thương hiệu này hiện thuộc diện có uy quyền và ảnh hưởng về tài chính cũng như chính trị lớn nhất trên thế giới. Hiếm có thương hiệu nào khác vừa được nể phục lại vừa bị phê phán như thương hiệu này.

    Ngày nay, Goldman Sachs là một tập đoàn tài chính hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Nhưng xuất phát điểm của tập đoàn này chỉ là một ngân hàng gia đình. Marcus Goldman là người Do Thái gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1848 khi mới 19 tuổi. Năm 1869, ông thành lập ngân hàng M. Goldman & Company ở New York City, chuyên thu mua phiếu nợ của các lái buôn thuốc lá và kim cương ở Manhattan rồi bán lại cho các ngân hàng lấy chênh lệch.

    Goldman Sachs thuộc diện có uy quyền và ảnh hưởng về tài chính cũng như chính trị lớn nhất trên thế giới.

    Năm 1882, người con rể là Samuel Sachs tham gia hãng và năm 1885 ngân hàng này đổi tên thành M. Goldman & Sachs và về sau thành ngân hàng Goldman Sachs. Samuel Sachs được coi là người đã phát minh ra cổ phiếu. Từ năm 1885, ngân hàng này chuyên kiếm vốn cho các doanh nghiệp. Từ năm 1896, Goldman Sachs kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York.

    Quá trình hình thành và phát triển cho tới thời điểm này thôi đã đủ để định hình bản chất chính của Goldman Sachs là một ngân hàng đầu tư và kinh doanh chứng khoán chứ không phát triển theo hướng là một ngân hàng thương mại thuần túy. Khách hàng của Goldman Sachs là các tập đoàn và doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước.

    Từ điểm xuất phát là ngân hàng gia đình, Goldman Sachs đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngân hàng lớn nước Mỹ và một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. Sau cuộc chinh phục nước Mỹ, Goldman Sachs đã bành trướng ra thế giới bên ngoài và nhanh chóng gây dựng được vị thế quyền lực đáng kể ở tất cả các trung tâm tài chính của thế giới.

    Với doanh số hơn 30 tỷ USD/năm, hơn 34.000 nhân viên và tổng tài sản ước tính 700 tỷ USD, thương hiệu này đã trở thành một nhân tố quyền lực không chỉ về tài chính mà còn về chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ và EU.

    Năm 2012, hãng xếp hạng giá trị thương hiệu Interbrand xếp thương hiệu này đứng vị trí thứ 48 với giá trị thương hiệu 7,6 tỷ USD trong danh sách 100 thương hiệu sáng giá nhất thế giới. Goldman Sachs mạnh về khả năng tài chính và thức thời trong kinh doanh đến mức, trong khi các ngân hàng khác thua lỗ, khủng hoảng triền miên và đổ vỡ không ít, họ vẫn kinh doanh rất phát đạt.

    Chỉ riêng trong năm 2012, lãi ròng của Goldman Sachs tăng 68\%, đạt 7,5 tỷ USD và doanh số đạt 34,2 tỷ USD, giá trị cổ phiếu của Goldman Sachs tăng gần 2\%. Không có gì là khó hiểu khi Goldman Sachs được kiêng nể và bị ganh ghét đến thế.

    Được  biết, trước đó, vào khoảng tháng 11/2014, Chủ tịch Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs cũng đã có thư gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị được chấp thuận tiến hành buổi làm việc giữa Ngân hàng với các cơ quan chức năng để tìm hiểu rõ hơn về dự án. Cụ thể, Ngân hàng có tổng tài sản trên 1.000 tỷ USD này quan tâm tới cơ cấu vốn, nhu cầu vốn và thời gian thi công của dự án. Khá tự tin, ông Tim Leissner, Chủ tịch Goldman Sachs khẳng định "chúng tôi có thể mang lại sự hỗ trợ lớn cho dự án".

    Được biết, Goldman Sachs đã từng tham gia các giao dịch mua bán và sát nhập với các tổ chức của Việt Nam. Giới thiệu với Bộ GTVT, Goldman Sachs đưa ra những thương vụ tiêu biểu như dự án TNK-BP (1,8 tỷ USD), Ngân hàng ngoại thương (567 triệu USD), Tập đoàn Bảo Việt (340 triệu USD), Tập đoàn Masan (200 triệu USD). Ngoài ra ngân hàng này cũng đã từng tài trợ vốn cho một số dự án đối tác công tư (PPP) . Mới đây nhất, tháng 3/2014, Ngân hàng này đã thực hiện thành công khoản vay 250 triệu USD cho dự án nâng cấp cải tạo QL 20 và hiện đang cung cấp khoản vay 14 năm cho một dự án thủy điện tại Thanh Hóa.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/do-giau-khung-cua-2-dai-gia-muon-mua-toa-nha-keangnam-ha-noi-a93569.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan